CHIA SẺ

14. VÒNG GIẢI THOÁT QUA SỰ XÚC CHẠM

A. Ý nghĩa Pháp Bảo:

Vòng đeo tay “Giải thoát qua sự xúc chạm” chứa câu thần chú Giải thoát thông qua sự tiếp xúc như nhìn, chạm v.v.. giúp bảo vệ tâm ta không bị tán loạn, giúp người đeo giữ được sự sáng suốt, tỉnh thức, tạo duyên hướng về mục đích tối thượng là đạt đến giải thoát.
Trong Kinh Thác Nước Mạnh Mẽ (Forceful Waterfall Sutra) có chép: Chỉ cần nhìn thấy câu chú này một lần có thể thanh tịnh nghiệp chướng của ba trăm triệu kiếp trong quá khứ.
Giải Thoát Thông Qua Sự Thấy là một Terma (kho tàng giáo pháp do Đức Liên Hoa Sanh và Yeshe Tsogyal ẩn dấu, sẽ được phát hiện tại thời điểm thích hợp bởi một bậc thầy giác ngộ) viết bằng ngôn ngữ của những Không Hành Nam (Daka) và Không Hành Nữ (Dakini).
Những người may mắn được thấy hình này sẽ không kinh nghiệm qua ba cõi thấp và sẽ được giải phóng khỏi nỗi sợ rơi vào các cõi thấp; sẽ được thanh lọc ngũ độc (tham, sân, si, kiêu mạn và đố kị) và giải thoát khỏi nghiệp chướng, được giải thoát khỏi nỗi sợ hãi của phần còn lại trong luân hồi.

B. Cách Sử dụng:
– Vòng có hai mặt, mặt bên trong giúp người đeo tịnh hóa bản thân và mặt bên ngoài giúp chúng sinh nhìn vào để tịnh hóa.
– Dùng để đeo tay cho mọi lứa tuổi, thông thường nam đeo tay trái và nữ đeo tay phải và có thể dùng như một sự hộ thân v.v..
– Dùng làm quà tặng cho bạn bè kết duyên Phật Pháp v.v..

C. Mức phí thỉnh pháp bảo: 25k

D. Cách thức thỉnh Pháp Bảo:
Cảm phiền các bạn giúp chúng tôi bằng cách không dùng từ “bán”, xin hãy dùng từ “Thỉnh”. Trên mỗi Pháp Bảo chúng tôi đã có đề mức phí thỉnh phù hợp, xin vui lòng giúp chúng tôi không trả giá. Vì đây là một dự án từ thiện, tất cả những tịnh tài thu được đều tiếp tục tạo ra các Pháp Bảo khác để tiếp tục làm lợi ích cho chúng sinh. Vì vậy mọi hình thức không đúng đắn như là kinh doanh qua lại v.v.. đều không được khuyến khích, và xin hãy tỉnh thức về nhân quả. Nếu các bạn thấy hài lòng xin mời các bạn thỉnh, nếu không hài lòng xin các bạn từ bi đóng góp ý kiến để chúng tôi được phục vụ tốt hơn.

~ Viet Rigpa Lungta Project