CHIA SẺ

Sau khi phát khởi Bồ đề tâm trong Mật thừa và thọ nhận một quán đỉnh, người ta bước qua cánh cửa dẫn vào thực hành Mật thừa.

Bồ đề tâm được định nghĩa khác biệt trong Mật thừa và Kinh thừa. Bồ đề tâm trong Kinh thừamong ước đạt Phật quả vì lợi ích của hữu tình chúng sinh nhờ các phương pháp trong Kinh điển, nhưng Phật quả đạt đượcsau ba vô lượng kiếp. Bồ đề tâm trong Mật thừa là mong ước đạt Phật quả trong đời này vì lợi ích của hữu tìnhchúng sinh nhờ các phương pháp trong Mật thừa. Nếu điều đó là không thể, người ta cần đạt Phật quả trong trung ấm Bardo; nếu điều đó cũng lại không thể, họ cần thề sẽ chứng ngộ Phật quả trong đời sau.

Người ta nói rằng trong Mật thừa, một hành giả, vị giữ gìn các giới luật Mật thừa, sẽ đạt giác ngộ trong vòngbảy đời.

Một người phát khởi Bồ đề tâm trong Mật thừa và thọ nhận quán đỉnh lần đầu tiên sẽ chính thức là một hành giả Kim Cương thừa. Sau đó, người ấy không chỉ là một Phật tử mà còn là một người trên con đường giải thoát, không chỉ là một người trên con đường giải thoát mà còn là một người trên con đường giải thoát của Đại thừa, không chỉ một người trên con đường giải thoát của Đại thừa mà còn là một người trên con đường Kim Cương thừa.

Do đó, quán đỉnh vô cùng quan trọng trong thực hànhKim Cương thừa. Một người chưa thọ nhận quán đỉnhthì không được phép nghe và tiến hành các thực hànhMật thừa thực sự. Nếu người ta dự định thực hành Kim Cương thừa, bước đầu tiên phải là thọ nhận một quán đỉnh.

Tuy nhiên, hiện tại, có hai vấn đề với các quán đỉnh:

Thứ nhất, các hành giả không biết những phẩm chất nào mà người ban quán đỉnh và người thọ nhận quán đỉnh cần sở hữu hay điều gì mong chờ họ trước và trong quán đỉnh. Nếu đạo sư kim cương ban quán đỉnh không đủ phẩm tính, quán đỉnh sẽ không trọn vẹn; nó thậm chí có thể khiến cho người kia không thọ nhận được. Nếu đạo sư kim cương đáp ứng những yêu cầu cần thiết, người [học trò] vẫn không thể thọ nhận quán đỉnh nếu bản thân anh ta chưa đủ phẩm tính.

Thứ hai, các hành giả không biết điềumong chờ họ sau quán đỉnh. Vì thế, họ vi phạm các giới luật Mật thừa ngay sau khi thọ nhận quán đỉnh. Về cơ bản, các giới luật Mật thừa và những nghi thức tương ứng được ban trong quán đỉnh; chúng cần được giữ gìn sau lễ [quán đỉnh]. Nhưng nhiều người đã thọ nhận các quán đỉnhtrong nhiều năm thực sự cũng chẳng biết rằng thọ nhận quán đỉnh cho thấy việc chấp nhận các giới luật Mật thừa; không nhận ra rằng những giới luật này cần phảiđược tuân thủ, họ không biết họ đã và đang vi phạm các giới luật; họ cũng chẳng biết cách sám hối. Điều này là rất vô trách nhiệm. Chúng ta cẩn trọng về việc giữ gìnnăm giới luật cư sĩ căn bản, nhưng lại chẳng quan tâmđến việc giữ gìn các giới luật Mật thừa, điều mà nếu bị vi phạm, sẽ tạo thành sự vi phạm nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Ở đây, tôi muốn nhắc mọi người rằng, sau quán đỉnh, chúng ta phải nghiên cứu mười bốn giới luật Mật thừa gốc hay các giới luật tương ứng với quán đỉnhgiữ giới của mình.

Dĩ nhiên, không nhất thiết phải thực hành Mật thừa để là một Phật tử; nếu chúng ta lựa chọn Tịnh Độ Tông hay Thiền Tông trong Phật giáo Trung Hoa, chúng ta không cần thọ nhận một quán đỉnh hay lo lắng đến việc phá vỡ các giới luật Mật thừa. Tuy nhiên, nếu chúng ta dự địnhthực hành Mật thừa, điều cần thiết là được thông tin đầy đủ. Một sự thảo luận về quán đỉnh có thể được tìm thấytrong chương “Đạo Sư Kim CươngQuán Đỉnh[2]”. Chủ đề này sau đây sẽ được thảo luận thêm.

1. MỤC ĐÍCH CỦA QUÁN ĐỈNH

Thuật ngữ Abhiseka trong Phạn ngữ để chỉ quán đỉnh hay lễ nhập môn có hai kiểu ý nghĩa. Một là truyền cho. Phật tính của chúng ta không cần một sự truyền cho từ bên ngoài, bởi nó đã tự nhiên hiện hữu, nhưng nhìn bề ngoài, một quán đỉnh truyền sức mạnh nhất định giúp đánh thức Phật tính. Thứ hai là phá hủy, đẩy lùi tham, sân, si và những che chướng khác của chúng ta.

1.1. Đánh Thức Phật Tính

Nền tảng (như trong nền tảng, con đường và kết quả được giảng giải trong Mật thừa) là cố hữu trong mỗi hữu tình chúng sinh. Từ quan điểm của Mật thừa, tinh túycủa năm độc của chúng ta – tham, sân, si, kiêu ngạohoài nghi – là trí tuệ năm phần của năm gia đình Phật. Thực sự, trí tuệ năm phần của Đức Phật và năm gia đình Phật là một và giống nhau. Trí tuệ năm phần của Đức Phậttinh túy của năm gia đình Phật. Năm kiểu trí tuệ cũng được gọi là năm gia đình Phật; năm gia đìnhPhật là sự hiển bày của năm kiểu trí tuệ. Trí tuệ năm phần là trạng thái Phật quả; với chư Bồ Tát, trí tuệ này hóa hiện thành năm gia đình Phật.

Năm gia đình Phật hay năm kiểu trí tuệbản tính cơ bản của tâm chúng ta. Trước khi nghiên cứu Phật giáovà thọ nhận quán đỉnh, Phật tính của chúng ta về cơ bản thì tiềm tàng. Mục đích của quán đỉnhđánh thức Phật tính của chúng ta và khiến nó hiển bày trọn vẹn. Dĩ nhiên, ở mức độ căn bản, Phật tínhđiều kiện vượt khỏi sự hoạt hóa, nhưng về mặt hiện tượng, quá trình hoạt hóa tồn tại.

Có ba kiểu giác ngộ:

Ở cấp độ cao nhất, người ta đạt Phật quả lập tức khi thọ nhận quán đỉnh; trạng thái Phật quả đạt được tức thì mà không phải thực hành trên các con đường của sự thấy và thiền định [Kiến ĐạoTu Đạo]. Nhưng điều này cực kỳ hiếm, bởi chỉ có một hay hai ví dụ như vậy trong các thành tựu giả (siddha) Ấn Độ trong lịch sử Phật giáo Kim Cương thừa. Trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng, có những ví dụ về sự chứng ngộ bất ngờ nhưng không phải về Phật quả.

Ở cấp độ trung bình, người ta đạt được sự chứng ngộbất ngờ khi thọ nhận quán đỉnh. Trong bất kỳ quán đỉnhnào của Đại Viên Mãn Dzogchen, tri kiến Dzogchen được giải thích. Sự chứng ngộ là không thể nếu người ta không hiểu ngôn ngữ và không có sự chuyển dịch. Tuy nhiên, nếu các điều kiện thích hợp hội đủ – sự chuyển dịch được tiến hành và tương đối chuẩn xác, đạo sư kim cương sở hữu công đứcđệ tử trưởng thành về mặt tâm linh, tức là anh ta có niềm tin không dao động với Mật thừa và Tam Bảo và đã hoàn thànhcác thực hành sơ khởi bên ngoài và bên trong – nhờ ân phước gia trì của đạo sư kim cương, một người có thể đạt chứng ngộ khi thọ nhận quán đỉnh, đặc biệtquán đỉnh ngữ quý báu, quán đỉnh cấp độ thứ tư và cao nhất trong Mật thừa.  Thực sự, trong Phật giáo Trung Hoa, có những vị đã đạt chứng ngộ bất ngờ với các hoàn cảnhđặc biệt; ví dụ, Lục Tổ Huệ Năng đã chứng ngộ khi Ngũ Tổ giải thích một đoạn kệ trong Kinh Kim Cương cho Ngài. Nhưng kiểu chứng ngộ này chỉ được xem là giai đoạn ban đầu của giác ngộ, chứ chưa phải Phật quả. Trong năm con đường đến giải thoát trong Kinh thừa và Mật thừa, nó là một phần của con đường chuẩn bị, thậm chí không phải sơ địa trên con đường của sự thấy, chứ đừng nói đến bát địa hay thập địa.

Ở cấp độ thấp nhất, người ta không đạt được Phật quảhay chứng ngộ; họ thậm chí chẳng cảm thấy điều gì đặc biệt. Tuy nhiên, thực hành của đạo sư kim cương, sức mạnh của quán đỉnhthực hành quán tưởng của đệ tửhội tụ và đóng vai trò là các điều kiện có thể hoạt hóa Phật tính tiềm tàng trong tâm vị ấy và thúc đẩy anh hay cô ấy một cách nhanh chóng hướng về sự giác ngộ rốt ráo.

1.2. Ban Sự Cho Phép

Nếu một người thực hành Mật thừa mà trước tiên không thọ nhận quán đỉnh, chẳng có gì thực chất sẽ đến từ đó. Không những thế, anh ta sẽ phạm phải sự trộm Pháp bởi không tuân thủ các quy tắc.

Sau quán đỉnh, hành giả có quyền nghiên cứu các bản văn Mật thừa, tiến hành thực hành, trì tụng Chân ngônBổn tôn và hoằng dương Mật thừa. Một cách tự nhiên, có nhiều cấp độ quán đỉnh; vài quán đỉnh cho phépngười đó thực hành nhưng không giảng giải giáo lý, số khác cho phép người đó thực hành cũng như hoằng dương giáo lý.

2. NHỮNG PHẨM CHẤT CHO QUÁN ĐỈNH
2.1. Các Yêu Cầu Với Đạo Sư Kim Cương

Vị ban quán đỉnh được gọi là đạo sư kim cương. Các bản văn, đặc biệt là những trước tác Mật thừa, quy địnhrõ ràng nhiều phẩm chất của đạo sư kim cương; mọi ngườithể tham khảo những bản văn Dzogchen, chẳng hạn Tìm Kiếm Sự Nghỉ Ngơi Trong Bản TínhTâm của Tôn giả Longchenpa và Lời Vàng Của Thầy Tôi[3]. Trong Mật thừa, người ta có thể thọ nhận quán đỉnh chỉ từ một đạo sư đủ phẩm tính; nếu không, thọ nhận quán đỉnh cũng giống như không thọ.

Để trở thành một đạo sư kim cương, cũng có những yêu cầu đặc biệt:

a)     Vị ấy không vi phạm các giới luật Mật thừa, điều dẫn đến sự tổn thất hay ô nhiễm tinh túy của giới luật.

b)     Vị ấy phải đạt được sự tập trung thiền định trong các thực hành giai đoạn phát triển[4]hoàn thiện, mặc dù không nhất thiết phải là một cấp độ thành tựu cao, chẳng hạn sơ địa [Bồ Tát] trở lên.

c)      Vị ấy phải hoàn thành thành công thực hành Bổn tôn chính yếu của quán đỉnh trong khóa nhập thất nghiêm ngặt. Mặc dù lượng thời gian cần dành cho thực hành thì không được quy định, vị ấy phải hoàn thiện sự trì tụng Chân ngôn Bổn tôn một cách nghiêm ngặt đúng theo thực hành.

d)     Vị ấy phải có sự thông thạo nghi lễ quán đỉnh từ đầu đến cuối.

Để ban một quán đỉnh, điều quan trọng là đạo sư kim cương cần thỏa mãn bốn điều kiện này; nếu không, người ta không thể nào thọ nhận được quán đỉnh.

Ngày nay, nhiều vị tự xưng là ‘Phật sống’, Khenpo, đạo sư thành tựu, Yogi và Dakini nhan nhản khắp nơi; một người không phân biệt đúng – sai có thể dễ dàng bị lừa dối. Khi đại đạo sư Atisha[5] đến Tây Tạng, đó là một khoảng thời gian nhiễu nhương sau sự khủng bố Phật giáo trong đất nước (trong thời kỳ khủng bố này, các vị Tăng và Ni Tây Tạng bị ép hoàn tục; các tu sĩ không còn được thấy nữa. Nhưng nhiều hành giả cư sĩ Mật thừa đã tránh sự chú ý của người khác, giữ gìn giới luậttruyền thống và sau đấy, hoằng dương toàn bộ giáo lý. Nếu không nhờ có chư vị, ngày nay sẽ không có Phật giáo Tây Tạng). Nhiều vị được-gọi-là đạo sưtrưởng lão Ấn Độ cũng đến Tây Tạng cùng lúc đó, nhưng về cơ bản thì bởi có rất nhiều vàng ở Tây Tạng. Một số bỏ trốn với tiền; số khác trao truyền những giáo lý không hợp lệ, điều để lại ảnh hưởng tiêu cực với nhiều hành giả.

Khi Tổ Atisha sắp viên tịch, Ngài liên tục sách tấn: “Hãy tuân theo những giáo lý trong các Kinh điển; đừng thỉnh cầu giáo lý từ những người Ấn Độ đang tìm kiếm vàng”. Phật Thích Ca Mâu Ni cũng nói với các đệ tử lúc lâm chung rằng: “Hãy tuân theo các giới luật”. Tương tự, chúng ta cần nương tựa giới luật và những lời dạy được viết lại trong các Kinh điển, mặc dù không phải tất cả những vị tự tuyên bố là ‘Phật sống’ và Khenpo đều là kẻ bịp bợm. Khi chúng ta chỉ trích, phê bình tu sĩhành giả nói chung, chúng ta đang phạm phải một vi phạm. Nếu chúng ta không tìm kiếm những giáo lý, không có lý do để đánh giá hay kiểm tra họ. Thay vào đó, chúng ta cần kính trọng tất cả những vị đắp y tu sĩ, dù cho họ có giữ gìn hoàn hảo tinh túy của các giới luật hay không; đây là một trong những yêu cầu của việc quy y. Tuy nhiên, nếu chúng ta dự định thọ nhận quán đỉnh hay giáo lý từ một người, trước tiên, chúng ta phải tiến hành sự kiểm tra kỹ lưỡng về người đó.

Trong Phật giáo Kim Cương thừa, một người cần phải quán sát một đạo sư trong khoảng thời gian mười hai năm trước khi quy y với Ngài. Sẽ thế nào nếu chúng ta không có nhiều thời gian đến vậy? Đối với tôi, tôi thường khuyên các học trò đi theo chư đạo sư được công nhận từ thế hệ lớn tuổi hơn ở Tây Tạng, những vị đã trải qua nhiều khó khăn và nhờ đó thành tựu cao trong thực hành của họ. Điều này không phải là không có những đạo sư trẻ tuổi đây đó, nhưng nếu không có cách nào đánh giá một vị, sẽ an toàn hơn nếu làm theo lời đề nghị của tôi.

Hiện nay, có những người sử dụng Phật giáo Kim Cương thừa như một lời bào chữa để ăn thịt, uống rượu, tống tiền và phá vỡ gia đình của người khác; đây đều là những dấu hiệu của một thời kỳ suy đồi. Trong Phật giáo Tây Tạng cũng như trong Phật giáo Trung Hoa, vài người cũng giả mạo là thành viên của cộng đồng tu sĩ. Những yếu tố không mong muốn này tồn tại trong bất kỳ cộng đồng nào; vì thế, chúng ta phải hết sức cẩn thận! Nếu ai đó tự nhận là có sức mạnh siêu nhiêntuyên bố là anh ta có kết nối quá khứ đặc biệt với một người và người ấy có thể đạt giải thoát nhờ tiến hành thực hành Yab-yum với anh ta, anh ta chắc chắn là kẻ giả mạo. Cùng lúc, chúng ta phải rất rõ ràng rằng đây là vấn đề với riêng một cá nhân, không phải là với Mật thừa. Nếu chúng ta để bản thân bị lừa dối dễ dàng đến vậy, thì đó là vấn đề của riêng chúng ta. Mật thừa không phải như vậy; thực sự, Mật thừa mạnh mẽ phản đối những thực hành như vậy. Văn học Mật thừa nói rằng các hành động lấy danh nghĩa của Mật thừa, chẳng hạn sát sinh, trộm cắp, tà dâmnói dối, còn nghiêm trọng hơn nhiều những hành động cùng loại thông thường!

Vì thế, trước khi kiểm tra xem liệu một đạo sưsở hữu những phẩm chất cần thiết, người ta không nên mù quáng thọ nhận quán đỉnh; nếu không, họ sẽ hối tiếc suốt đời. Các quy tắc Mật thừa không thể bị coi thường hay xem nhẹ.

2.2. Các Yêu Cầu Với Một Đệ Tử

a)                 Xả ly. Nếu mục đích của việc nghiên cứu Phật giáo chỉ là để trường thọ, giàu cóđịa vị, người ta không thể thọ nhận quán đỉnh. Bởi Mật thừa được thiết lập dựa trên nền tảng của giới luật Bồ TátBiệt Giải Thoát; các giới luật Bồ Tát được thiết lập dựa trên Bồ đề tâm; các giới luật Biệt Giải Thoát thì dựa trên sự xả ly. Nếu bất kỳ nhân tố nào bị thiếu, mục tiêu của chúng takhông thể được hoàn thành.

b)                 Bồ đề tâm. Mật thừa trước hết là Phật giáo Đại thừa. Không có Bồ đề tâm, nó không thể được gọi là Mật thừa; tính Không cũng không thể được chứng ngộ.

c)                  Niềm tin với giáo lý Mật thừa.  Thậm chí với sự xả ly và Bồ đề tâm, tốt nhất là trì hoãn quán đỉnh nếu vẫn còn thiếu sự xác quyết với giáo lý Mật thừa. Sẽ an toàn hơn nếu thọ nhận quán đỉnh sau khi đã phát khởiniềm tin mạnh mẽ với Mật thừa.

d)                 Sự hiểu về những giáo lý trong quán đỉnh và khả năng quán tưởng Bổn tôn và đàn tràng Mandala trong quán đỉnh.

e)                 Khả năng giữ gìn giới luật Mật thừa sau lễ quán đỉnh. Mười bốn giới gốc trong Phật giáo Kim Cương thừa được giải thích trong cuốn sách này và những cuốn sách khác về giới luật. Trước lễ quán đỉnh, người ta cần hiểu những giới luật này và kiểm tra xem liệu có thể giữ gìn chúng hay không. Nếu một người cảm thấy chắc chắn rằng anh ta có thể duy trì giới luật, anh ta có thể thọ nhận quán đỉnh; nếu không, anh ta không nên xem xét nó.

Trong mười bốn giới gốc, không có giới nào không thể được gìn giữ trọn vẹn, nay cả giới luật, điều tương đối dễ bị vi phạm, thứ cấm hành giả Kim Cương thừa chỉ trích hay làm hại về mặt vật lý các anh chị em bạn hữu. Khi một sự đối đầu thỉnh thoảng giữa các hành giả đạo hữu dẫn đến những lời lẽ không dễ chịu, một người có thể lập tức xin lỗi, hứa sửa chữa và tịnh hóa sự vi phạm nhờ ăn năn. Đức Phật đặt ra các giới luật với tiền đề và sự chắc chắn rằng những giới luật này có thể được người bình phàm tuân theo. Nhìn chung, nếu một người có niềm tin sâu sắc với Mật thừa và mong muốn đích thực dành cho giáo lý, anh ta có nhiều khả năng duy trì giới luật mà không phá vỡ.

Một người có năm điều kiện tiên quyết này được cho là bình chứa Giáo Pháp xứng đáng với Mật thừa và vì thế, đủ phẩm tính để thọ nhận các giới luậtquán đỉnh Mật thừa.

3. CÁC LOẠI QUÁN ĐỈNH

3.1. Nền Tảng, Con Đường, Kết Quả

Quán đỉnh đầu tiên trong đời một người được gọi là quán đỉnh nền tảng hay quán đỉnh nguyên nhân. Sau quán đỉnh đầu tiên là quán đỉnh con đường, điều được ban bởi một đạo sư kim cương hoặc được thọ nhận nhờ thực hành Đạo Sư Du Già của chính người đó. Quán đỉnh cuối cùng được ban bởi chư Phật và Bồ Tát mười phương, khi người đó ở địa thứ mười ngay trước khi đạt được địa thứ mười một; nó được gọi là kết quả hay quán đỉnh của trạng thái kết quả. Những giai đoạn này của quán đỉnh cũng được thảo luận trong các bản văn.

Từ quan điểm của chúng ta, quán đỉnh nguyên nhân là quan trọng nhất trong ba giai đoạn của quán đỉnh. Điều này là bởi để thọ nhận một quán đỉnh nguyên nhân chân chínhtiêu chuẩn, một người phải có khả năng tìm được một đạo sư kim cương với công đức. Quán đỉnhcon đường có thể được thọ nhận nhờ sự hành trì của bản thân, vì thế, hiệu lực thì giống nhau khi có hay không có một đạo sư kim cương. Về quán đỉnh của trạng thái kết quả, thậm chí còn có ít lý do khiến chúng ta phải lo lắng hơn.

3.2. Bốn Cấp Độ Quán Đỉnh

Trong Tangmi (Đường Triều Mật Giáo) và Phật giáo Shingon, hay ngoại Mật điển, quán đỉnh được trao chỉ là cấp độ đầu tiên. Trong Phật giáo Kim Cương thừaTây Tạng, quán đỉnh bao gồm bốn cấp độ khác nhau; nó được gọi là nội Mật điển bởi bản chất sâu xa hơn của kiểu quán đỉnh này.

Tri kiến, thực hànhquán đỉnh trong ngoại Mật điểnnằm đâu đó ở giữa Kinh thừa và nội Mật điển. Các cấp độ quán đỉnh cao hơn không xuất hiện trong ngoại Mật điển bởi hữu tình chúng sinh chưa tiến bộ về tâm linh đến vậy. Khi những hành giả của Kinh thừa chín muồi về tâm linh, trước tiên, họ có thể thực hành ngoại Mật điển, sau đó là nội Mật điển. Nếu các thực hành sơ khởi được hoàn thành thành công, những hành giả cũng có thể đạtđược một cấp độ chín muồi, điều cho phép họ bỏ qua ngoại Mật điểnđi thẳng vào nội Mật điển. Các quán đỉnh thường được ban, chẳng hạn Kim Cương Tát Đỏa, A Di Đà Phật, Quán Thế Âm và Tỳ Lô Giá Na, thuộc về ngoại Mật điển; các quán đỉnh bao gồm bốn cấp độ khác nhau thì thuộc về nội Mật điển.

3.2.1. Cấp độ quán đỉnh đầu tiên là quán đỉnh bình.

Chức năng đầu tiên của quán đỉnh bình là cho phép đệ tử lắng nghe, nghiên cứuthực hành các Mật điển và bình giảng liên quan đến giai đoạn phát triển. Chức năng thứ hai là chuyển hóa các kinh mạch của thân và thân vật lý của chúng ta thành thân Phật. Những vị chưa đạt chứng ngộ khi thọ nhận quán đỉnh có thể nương tựa sức mạnh được ban trong lễ quán đỉnh và sự hành trì giai đoạn phát triển để đạt được sự chuyển hóa một cách nhanh chóng. Chức năng thứ ba là tịnh hóa ác nghiệp gây ra bởi thân. Chức năng thứ tư là tạo ra nguyên nhân để thành tựu Hóa thân, một trong bốn thân của Phật và đem nó đến sự trưởng thành.

Chắc chắn, khi nói về các quá trình chuyển hóa, tịnh hóa và chín muồi, nó chỉ liên quan đến điều gì đó về bề ngoài. Thực sự, không điều gì trong số này là cần thiết bởi bản chất của mọi hiện tượng vốn thanh tịnh. Tuy vậy, hình tướng sau tất thảy đều là bất tịnh và chưa chín muồi; vì thế, các quá trình cần phải diễn ra.

3.2.2. Cấp độ quán đỉnh thứ hai là quán đỉnh bí mật. Thực sự, không có gì bí mật về nó; nó chỉ được gán cholà như vậy.

Chức năng đầu tiên của quán đỉnh bí mậtcho phép đệ tử lắng nghe, nghiên cứuthực hành các Mật điển và bộ luận liên quan đến giai đoạn hoàn thiện ban đầu (cũng bao gồm giai đoạn phát triển phía trên). Chức năng thứ hai là cho phép những người chưa đạt chứng ngộ khi thọ nhận quán đỉnh nương tựa sức mạnh được trao truyền trong lễ quán đỉnh và sự hành trì giai đoạn phát triểnhoàn thiện chín muồi khẩu của họ một cách nhanh chóng và chuyển hóa nó thành khẩu của Phật. Nó cũng để tiêu trừ bất kỳ chướng cản nào với năng lượng khí (Mật thừa cho rằng các khí, kinh mạch và tinh túy, thứ tạo thành cơ thể, là bất tịnh ở cấp độ giả tạo và có thể được chuyển hóa thành thanh tịnh nhờ những thực hành giai đoạn phát triểnhoàn thiện). Chức năng thứ ba là tịnh hóa ác nghiệp gây ra bởi khẩu. Chức năng thứ tư là tạo ra nguyên nhân thành tựu Báo thân và nhanh chóng đưa nó đến kết quả.

3.2.3. Cấp độ quán đỉnh thứ ba là quán đỉnh kiến thức-trí tuệ. Điều này không phải là chỉ trong quán đỉnh này mới có trí tuệ; hai quán đỉnh đầu tiên cũng bao gồm các yếu tố của trí tuệ, nhưng cấp độ này chứa đựng trí tuệ cao nhất, trí tuệ của Đại Viên Mãn Dzogchen.

Chức năng đầu tiên của quán đỉnh kiến thức-trí tuệ là cho phép đệ tử lắng nghe, nghiên cứuthực hành các Mật điển và bộ luận liên quan đến giai đoạn hoàn thiện cuối cùng. Giai đoạn hoàn thiện được chia thành hai phần: giai đoạn ban đầu có thể được thực hành sau khi quán đỉnh thứ hai được ban; giai đoạn hoàn thiện cấp độ cao, chẳng hạn như Thời Luân Kalachakra, chỉ có thể được thực hành sau khi quán đỉnh thứ ba được ban. Chức năng thứ hai là chuyển hóa tinh túy (tikle) của thân và tâm chúng ta thành trí tuệ Phật. Những vị chưa đạt chứng ngộ khi thọ nhận quán đỉnh nương tựa sức mạnh được trao truyền trong lễ quán đỉnh và sự hành trìgiai đoạn phát triểnhoàn thiện để chín muồi tâm một cách nhanh chóng và chuyển hóa nó thành trí tuệ của Phật. Chức năng thứ ba là tịnh hóa ác nghiệp gây ra bởi ý. Chức năng thứ tư là tạo ra nguyên nhân để đạt được Pháp thân và đem nó đến sự chín muồi.

3.2.4. Cấp độ quán đỉnh thứ tư và cao nhất là quán đỉnh ngữ quý báu, điều cũng là quán đỉnh Dzogchen. Quán đỉnh này chứa đựng không chỉ cấp độ rốt ráo trong các nội Mật điển, trạng thái Dzogchen, mà còn cả toàn bộ giáo lý trong Mật thừa.

Chức năng đầu tiên của quán đỉnh ngữ quý báucho phép đệ tử lắng nghe, nghiên cứuthực hành các Mật điển và bộ luận liên quan đến giai đoạn ban đầu của Dzogchen, chẳng hạn Mật điển Guhyagarbha, nhưng không phải tất cả thực hành trong Dzogchen. Trong truyền thống Nyingma, điều quan trọng là thọ nhận quán đỉnh riêng của Dzogchen để tiến hành thực hành. Chức năng thứ hai là tạo ra nguyên nhân để nhanh chóng đạt được Tự Tính thân. Pháp thânTự Tính thân là hai khía cạnh của công đức phi phàm của Phật; khía cạnh tịnh quang là Pháp thân trong khi khía cạnh tính Không Tự Tính thân. Chức năng thứ ba là tiêu trừ toàn bộ các chướng cản với khí, kinh mạch và tinh túy của thân vi tế, bao gồm các phiền não chướngsở tri chướng ở cấp độ vi tế nhất. Chức năng thứ tư là tịnh hóa ác nghiệp trong A-lại-da thức được gây ra bởi cả thân, khẩu và ý của chúng ta.

Bốn quán đỉnh có những chức năng tương ứng; trong quá khứ, các hành giả Mật thừa ở Tây Tạng thường cẩn thận xem xét hoàn cảnh của họ trước khi thọ nhận quán đỉnh. Họ thường tìm kiếm quán đỉnh phù hợp với căn cơcủa bản thân. Ngày nay, thực hành Mật thừa rất phổ biếnTây Tạng; vì thế, bốn quán đỉnh thường được ban cùng lúc bất cứ khi nào lễ quán đỉnh được cử hành, bất chấp tính thích hợp hay sẵn sàng của căn cơ mỗi cá nhân. Điều này cần phải được xem xétcân nhắc kỹ lưỡng.

Ngoài những quán đỉnh này, cũng có một quán đỉnh đạo sư kim cương. Điều này được trao cho một đệ tử, người mà sau khi thọ nhận bốn quán đỉnh, có khả năng đảm nhận trách nhiệm của một đạo sư kim cương. Chỉ sau khi thọ nhận quán đỉnh này thì người đó mới có thể ban quán đỉnh cho người khác và trao truyền những giáo lý Mật thừa. Trong quá khứ, quán đỉnh này thường không được tiến hành một cách công khai. Tuy nhiên, một người đã thọ nhận quán đỉnh đạo sư kim cương này vẫn phải xem xét liệu bản thân anh ta có đủ phẩm tính để ban quán đỉnh và hoằng dương giáo lý. Điều này vô cùng quan trọng.

Khenpo Tsultrim Lodro Rinpoche
Việt dịch: Pema Jyana chuyển dịch 
Nguồn: Cách thức nhận quán đảnh – Phần 2