Trang 67

Túi kinh Tinh Tấn

06. TÚI KINH TINH TẤN

A. Ý nghĩa Pháp Bảo:

-Tinh tấn là một trong sáu ba la mật để nhắc nhở chúng ta nỗ lực một cách đúng đắn thì mới đem lại hạnh phúc.

B. Chất liệu và Sử dụng:

-Túi kinh tinh tấn được may thủ công bằng chất liệu gấm sang trọng.
-Túi dùng để đựng kinh, sách. Túi mang ý nghĩa nhắc người tu về tinh tấn ba la mật.

C. Mức phí thỉnh pháp bảo: 100k

D. Cách thức thỉnh Pháp Bảo:

Cảm phiền các bạn giúp chúng tôi bằng cách không dùng từ “bán”, xin hãy dung từ “Thỉnh”. Trên mỗi Pháp Bảo chúng tôi đã có đề mức phí thỉnh phù hợp, xin vui lòng giúp chúng tôi không trả giá. Vì đây là một dự án từ thiện, tất cả những tịnh tài thu được đều tiếp tục tạo ra các Pháp Bảo khác để tiếp tục làm lợi ích cho chúng sinh. Vì vậy mọi hình thức không đúng đắn như là kinh doanh qua lại v.v.. đều không được khuyến khích, và xin hãy tỉnh thức về nhân quả. Nếu các bạn thấy hài lòng xin mời các bạn thỉnh, nếu không hài lòng xin các bạn từ bi đóng góp ý kiến để chúng tôi được phục vụ tốt hơn.

~ Viet Rigpa Lungta Project

Túi đựng Bồ Đề

05. TÚI ĐỰNG BỒ ĐỀ

A.Ý nghĩa Pháp Bảo:

-Túi mang ý nghĩa nhắc người tu không quên giới nguyện về Bồ Đề Tâm, tâm nguyện giải thoát mọi chúng sinh khỏi đau khổ trong luân hồi. Mỗi lần chuỗi hạt Bồ Đề được sử dụng là biết bao chúng sinh xung quanh được hưởng niềm vui hạnh phúc của tình yêu thương mà người tu dành cho họ.

B.Chất liệu và cách dùng

-Túi đựng Bồ Đề được may thủ công trên chất liệu gấm sang trọng, kiểu cách thanh cao.
-Túi dùng để đựng tràng hạt, là pháp khí không thể thiếu của các hành giả tu tập thực hành Phật Pháp.

C.Mức phí thỉnh pháp bảo:

– Túi Bồ Đề to: 70k
– Túi Bồ Đề nhỏ: 50k

D.Cách thức thỉnh Pháp Bảo:
Cảm phiền các bạn giúp chúng tôi bằng cách không dùng từ “bán”, xin hãy dùng từ “Thỉnh”. Trên mỗi Pháp Bảo chúng tôi đã có đề mức phí thỉnh phù hợp, xin vui lòng giúp chúng tôi không trả giá. Vì đây là một dự án từ thiện, tất cả những tịnh tài thu được đều tiếp tục tạo ra các Pháp Bảo khác để tiếp tục làm lợi ích cho chúng sinh. Vì vậy mọi hình thức không đúng đắn như là kinh doanh qua lại v.v.. đều không được khuyến khích, và xin hãy tỉnh thức về nhân quả. Nếu các bạn thấy hài lòng xin mời các bạn thỉnh, nếu không hài lòng xin các bạn từ bi đóng góp ý kiến để chúng tôi được phục vụ tốt hơn.

~ Viet Rigpa Lungta Project

Bảo tháp theo truyền thống Kim Cương Thừa

04. BẢO THÁP THEO TRUYỀN THỐNG KIM CƯƠNG THỪA

A. Cách sử dụng
Theo lịch sử Phật giáo, Bảo tháp xuất hiện từ thời Phật còn tại thế. Bảo tháp không chỉ chứa đựng xá lợi, pháp khí, tượng Phật mà còn là một Mandala hoàn hảo, nơi vân tập của hải hội chư Phật Bản tôn, Không Hành Mẫu, Hộ pháp, và cũng là biểu tượng trí tuệ của Phật. Vì vậy việc kiến lập Bảo tháp theo quan kiến Phật giáo Kim Cương Thừa có thể tịnh trừ chướng ngại, đem lại sự bình an.

B. Chất liệu của Báo tháp
Pháp Bảo được đúc bằng chất liệu composite nguyên khối, nhũ đồng theo công nghệ mới, có trọng lượng nhẹ hơn các chất liệu khác. Dễ dàng di chuyển; làm sạch và bảo quản. Mẫu của Pháp Bảo được lấy theo nguyên bản gốc từ Nepal.
Bảo tháp cao 24 cm.

C. Mức phí thỉnh pháp bảo: 450k

D. Cách thức thỉnh Pháp Bảo
Cảm phiền các bạn giúp chúng tôi bằng cách không dùng từ “bán”, xin hãy dùng từ “Thỉnh”. Trên mỗi Pháp Bảo chúng tôi đã có đề mức phí thỉnh phù hợp, xin vui lòng giúp chúng tôi không trả giá. Vì đây là một dự án từ thiện, tất cả những tịnh tài thu được đều tiếp tục tạo ra các Pháp Bảo khác để tiếp tục làm lợi ích cho chúng sinh. Vì vậy mọi hình thức không đúng đắn như là kinh doanh qua lại v.v.. đều không được khuyến khích, và xin hãy tỉnh thức về nhân quả. Nếu các bạn thấy hài lòng xin mời các bạn thỉnh, nếu không hài lòng xin các bạn từ bi đóng góp ý kiến để chúng tôi được phục vụ tốt hơn.

~ Viet Rigpa Lungta Project

Tôn tượng Đức Vajrayogini

03. TÔN TƯỢNG ĐỨC VAJRAYOGINI

A. Cách sử dụng
Pháp khí tượng Đức Vajrayogini tượng trưng cho sự hiện diện của Ngài ngay chính nơi đây, chúng ta thờ Ngài để nhận được suối nguồn ban phước, hỗ trợ tạo ra một cảm hứng đến Giáo Pháp và phát sinh kinh nghiệm đạo đức, như sự sùng kính, an bình, lòng bi, thiền định, và trí tuệ chính yếu nằm trong tâm thức chúng ta.

B. Chất liệu của tượng
Tượng được đúc bằng chất liệu composite nguyên khối, nhũ đồng theo công nghệ mới, có trọng lượng nhẹ hơn các chất liệu khác. Dễ dàng di chuyển; làm sạch và bảo quản. Diện của tượng lấy theo nguyên bản gốc của Đức Vajrayogini từ Nepal.
Tôn tượng cao: 24cm.

C. Mức phí thỉnh pháp bảo: 500k

D. Cách thức thỉnh Pháp Bảo
Cảm phiền các bạn giúp chúng tôi bằng cách không dùng từ “bán”, xin hãy dùng từ “Thỉnh”. Trên mỗi Pháp Bảo chúng tôi đã có đề mức phí thỉnh phù hợp, xin vui lòng giúp chúng tôi không trả giá. Vì đây là một dự án từ thiện, tất cả những tịnh tài thu được đều tiếp tục tạo ra các Pháp Bảo khác để tiếp tục làm lợi ích cho chúng sinh. Vì vậy mọi hình thức không đúng đắn như là kinh doanh qua lại v.v.. đều không được khuyến khích, và xin hãy tỉnh thức về nhân quả. Nếu các bạn thấy hài lòng xin mời các bạn thỉnh, nếu không hài lòng xin các bạn từ bi đóng góp ý kiến để chúng tôi được phục vụ tốt hơn.

~ Viet Rigpa Lungta Project

Tôn tượng Đức Lục Độ Mẫu Tara

02. TÔN TƯỢNG ĐỨC LỤC ĐỘ MẪU TARA

A. Cách sử dụng
Pháp khí tượng Đức Lục Độ Mẫu Tara tượng trưng cho sự hiện diện của Ngài ngay chính nơi đây, chúng ta thờ Ngài để nhận được suối nguồn ban phước, hỗ trợ tạo ra một cảm hứng đến Giáo Pháp và phát sinh kinh nghiệm đạo đức, như sự sùng kính, an bình, lòng bi, thiền định, và trí tuệ chính yếu nằm trong tâm thức chúng ta.

B. Chất liệu của tượng
Tượng được đúc bằng chất liệu composite nguyên khối, nhũ đồng theo công nghệ mới, có trọng lượng nhẹ hơn các chất liệu khác. Dễ dàng di chuyển; làm sạch và bảo quản. Diện của tượng lấy theo nguyên bản gốc của Đức Lục Độ Mẫu Tara từ Nepal.
Tôn tượng cao 24 cm.

C. Mức phí thỉnh pháp bảo: 500k

D. Cách thức thỉnh Pháp Bảo
Cảm phiền các bạn giúp chúng tôi bằng cách không dùng từ “bán”, xin hãy dùng từ “Thỉnh”. Trên mỗi Pháp Bảo chúng tôi đã có đề mức phí thỉnh phù hợp, xin vui lòng giúp chúng tôi không trả giá. Vì đây là một dự án từ thiện, tất cả những tịnh tài thu được đều tiếp tục tạo ra các Pháp Bảo khác để tiếp tục làm lợi ích cho chúng sinh. Vì vậy mọi hình thức không đúng đắn như là kinh doanh qua lại v.v.. đều không được khuyến khích, và xin hãy tỉnh thức về nhân quả. Nếu các bạn thấy hài lòng xin mời các bạn thỉnh, nếu không hài lòng xin các bạn từ bi đóng góp ý kiến để chúng tôi được phục vụ tốt hơn.

~ Viet Rigpa Lungta Project

 

Tôn tượng Đức Liên Hoa Sanh

26850076_641556539523290_7672743104042006724_o

A. Cách sử dụng

Pháp khí tượng Đức Liên Hoa Sanh tượng trưng cho sự hiện diện của Ngài ngay chính nơi đây, chúng ta thờ Ngài để nhận được suối nguồn ban phước, hỗ trợ tạo ra một cảm hứng đến Giáo Pháp và phát sinh kinh nghiệm đạo đức, như sự sùng kính, an bình, lòng bi, thiền định, và trí tuệ chính yếu nằm trong tâm thức chúng ta.

B. Chất liệu của tượng

Tượng được đúc bằng chất liệu composite nguyên khối, nhũ đồng theo công nghệ mới, có trọng lượng nhẹ hơn các chất liệu khác. Dễ dàng di chuyển; làm sạch và bảo quản.
Diện của tượng lấy theo nguyên bản gốc của Đức Liên Hoa Sanh từ Nepal với cánh tay cầm chày trong tư thế hàng phục chúng sinh trong thời đại suy đồi.
Tôn tượng cao 24cm

C. Mức phí thỉnh pháp bảo: 500k

D. Cách thức thỉnh Pháp Bảo

Cảm phiền các bạn giúp chúng tôi bằng cách không dùng từ “bán”, xin hãy dùng từ “Thỉnh”. Trên mỗi Pháp Bảo chúng tôi đã có đề mức phí thỉnh phù hợp, xin vui lòng giúp chúng tôi không trả giá. Vì đây là một dự án từ thiện, tất cả những tịnh tài thu được đều tiếp tục tạo ra các Pháp Bảo khác để tiếp tục làm lợi ích cho chúng sinh. Vì vậy mọi hình thức không đúng đắn như là kinh doanh qua lại v.v.. đều không được khuyến khích, và xin hãy tỉnh thức về nhân quả. Nếu các bạn thấy hài lòng xin mời các bạn thỉnh, nếu không hài lòng xin các bạn từ bi đóng góp ý kiến để chúng tôi được phục vụ tốt hơn.

~ Viet Rigpa Lungta Project

Pháp bảo 1

nội dung thử nghiệm

Tiểu sử Đức Somdet Phra Nyanasamvara

Duc Tang thong19

Thời thơ ấu: 

Somdet Phra Nyanasamvara là vị Vua Sãi thứ 19 của Giáo Hội Tăng Già Phật Giáo Thái Lan từ triều đại của Vua Rama I cho đến nay, sinh vào ngày 03 tháng 10 năm 1913 tại tỉnh Kanchanaburi của Thái Lan, vào lúc 04 giờ sáng (tính theo lịch hiện tại là sang ngày 04 tháng 10). Từ khi còn là một đứa trẻ, Ngài đã tỏ ra là một người thích quan tâm về đạo pháp và thích sống một cuộc sống của người tu sĩ Phật giáo.

Người ta nói rằng: khi còn nhỏ, Ngài thích được mặc chiếc y cà-sa và thường hay giảng giải Phật Pháp cho những bạn bè và người thân trong gia đình.

Ngài đã hoàn tất chương trình tiểu học tại một ngôi trường gần nhà và sau đó đã được thọ giới Sa-di khi mới 14 tuổi. Vào những năm đầu của thế kỷ 20, việc giảng dạy và hướng dẫn học Pali tại tỉnh nhà còn khó khăn nên Ngài đi đến một ngôi chùa tại tỉnh Nakhon Pathom, cách quê nhà 70 km.

Tại đây, Ngài đã dành trọn 2 năm để học và nghiên cứu môn Pali cũng như là triết học Phật Giáo. Sau đó, Ngài đã chuyển đến Bangkok, tá túc tại Wat Bovoranives – một ngôi chùa nổi tiếng và quan trọng của hệ phái Dhammayuttika của Phật Giáo Thái Lan. Ở tại ngôi chùa này, Ngài đã nghiên cứu hoàn thành đến trình độ Pali 9, trình độ Pali cao nhất trong hệ thống giáo dục của Phật Giáo tại Thái Lan.

Duc Tang thong18

Năm 1933, Ngài trở lại ngôi chùa cũ của mình tại quê nhà Kanchanaburi để thọ giới Tỳ-khưu, trở thành vị tu sĩ chính thức trong Giáo Hội Tăng Già của Phật Giáo Thái Lan. Hơn một năm sau đó, Ngài trở lại Wat Bovoranives để thọ giới một lần nữa theo nghi thức của hệ phái Dhammayutt dưới sự chứng minh của đức Vua Sãi thứ 13 của Phật Giáo Thái Lan.

Theo sự giải thích của nhiều bậc trưởng lão, lúc bấy giờ các vị tu sĩ đã thọ giới theo nghi thức của hệ phái Mahanikaya sẽ tái thọ giới lại theo nghi thức của hệ phái Dhammayutt là rất phổ biến, bởi vì hệ phái Dhammayutt là hệ phái thuộc Giáo Hội Tăng Già Phật Giáo Thái Lan nhưng nghiêm khắc hơn về vấn đề gìn giữ giới luật cũng như là được sự hậu thuẫn từ Hoàng gia Thái Lan.

Tấn phong chức vụ trong Giáo hội: Sau khi thọ giới cụ túc một cách viên mãn, Ngài Somdet Nyanasamvara nhanh chóng được tiến cử và trải qua nhiều chức vụ trong Giáo Hội Phật Giáo Thái Lan.

Theo truyền thống của Thái Lan, mỗi lần vị tu sĩ thay đổi chứ vụ thì chức danh đó sẽ làm thay đổi tên và danh hiệu của vị đó.

Năm 1956, khi được 43 tuổi, tên thường gọi của ngài lúc bấy giờ là Phra Dhammavarabhorn. Khi ấy, ngài được bổ nhiệm làm giám hộ và cố vấn cho Quốc vương Rama IX (Bhumibol Adulyadej) trong nghi lễ của Hoàng gia.

Năm năm sau đó, vào năm 1961, Ngài Somdet Nyanasamvara chính thức trở thành Trụ trì của Wat Bovoranives.

Năm 1972, Ngài được phong tặng danh hiệu Somdet Nyanasamvara, như là danh hiệu thường gọi hiện tại. Đây là một danh hiệu đã không được phong tăng cho bất cứ vị tu sĩ nào hơn 150 năm qua.

Năm 1989, Ngài chính thức được Quốc vương và Hoàng hậu tấn phong lên chức vụ Vua Sãi, vị Tăng Thống tối cao của Giáo Hội Tăng Già Phật Giáo Thái Lan.

Những việc làm của ngài Somdet Nyanasamvara

medium_kmh1383226171

Ngài Dr.Kyuse Enshinjoh (Nhật Bản), Đức Dalai Lama (Tây Tạng), Đức Tăng thống đời thứ 19 Phật giáo Thái Lan. 

Hơn 70 năm từ khi trở thành vị Sa-di và Tỳ-khưu trong Phật Giáo, Ngài Somdet Nyanasamvara đã tổ chức những hoạt động thiết thực trong hệ thống giáo dục của Phật Giáo Thái Lan, Ngài luôn quan tâm đến vấn đề phát triển giáo dục để làm tốt đạo đẹp đời. Ngài đã hỗ trợ rất nhiều trong việc sáng lập và xây dựng nhiều trường học, cũng như tài trợ cho các chiến dịch để xây dựng trường học, chùa chiền và các bệnh viện trong cộng đồng nông thôn.

Với cương vị Trụ trì Wat Bovoranives, Ngài thường xuyên giám sát việc cải tạo, mở rộng những ngôi chùa cỗ, lâu năm có tuổi thọ lên đến vài thế kỷ. Đặc biệt quan tâm đến các kỹ thuật thiền định của các tu sĩ tu thiền lâm ẩn cư, Somdet Nyanasamvara đã hỗ trợ xây dựng một trung tâm nghiên cứu thiền định và hướng dẫn tại Bangkok, Ngài thường thuyết giảng về thiền định và giáo lý Phật giáo vào hai ngày Uposatha mỗi tháng.

Ngài Somdet Nyanasamvara cũng đã hoạt động tích cực trong việc giảng dạy nhiều bài giảng đến cho những người ngoại quốc và những người trong cộng đồng di dân quốc tế tại Thái Lan. Những bài giảng của Ngài được ghi chép lại cẩn thận và được thuyết giảng lại trong cộng đồng người Thái sống xa quê hương, đặc biệt là ở những nơi không được tiếp cận với chùa chiền hoặc tu sĩ Theravada.

Những người không phải là người Thái cũng được khuyến khích để nghiên cứu Phật Giáo; Wat Bovoranives được biết đến như là một trong những tu viện ở Thái Lan, nơi mà người phương Tây có thể không chỉ nghiên cứu phật pháp, cũng như xuất gia Tỳ-khưu gieo duyên có thời hạn hoặc là thọ giới Sa-di để thực tập sống cuộc sống của một vị tu sĩ Phật Giáo.

Một số sách và các cuộc đàm luận của ngài Somdet Nyanasamvara được dịch sang tiếng Anh, và ngài đã được thỉnh tham gia vào tài trợ cho việc thành lập những tu viện ở nước ngoài.

Thời gian sau này

Những năm cuối của thập niên 90, sức khỏe của Ngài Somdet trở nên yếu dần theo tuổi tác. Vào đầu năm 1999, Ngài đã ngừng tham dự các cuộc họp của Giáo Hội Tăng già. Các thành viên và cố vấn viên của Giáo Hội Tăng Già Thái Lan có thể hoạt động tiếp tục mà không cần sự lãnh đạo trực tiếp từ ngài Somdet Nyanasamvara. Đến năm 2003, đức Vua Sãi đã 90 tuổi, Chính phủ và Hoàng gia Thái Lan đã thành lập và bổ nhiệm một Hội đồng các vị tu sĩ để thay mặt Ngài Vua Sãi để trực tiếp lãnh đạo Giáo Hội Tăng Già.

Đầu năm 2004, Đức Vua Sãi Nyanasamvara trở bệnh nặng và phải nhập viện tại Bệnh viện Chulalongkorn ở Bangkok. Ngài phải trị bệnh nội trú tại bệnh viện kể từ đó; trong thời gian đó, Ngài chỉ có 2 xuất hiện công khai bên ngoài các bệnh viện mới nhất trong tháng 10 năm 2005 để ban phước lành tại một buổi lễ tưởng niệm sinh nhật lần thứ 92.

Đến năm 2005, sức khỏe của đức Vua Sãi tiếp tục suy giảm, Somdet Kiaw (được gọi chính thức là Somdet Phutthacharn), Trụ trì Chùa Saket trở thành vị sẽ được tấn phong chức vụ Vua Sãi trong tương lai, nhưng tiếc thay ngài Somdet Kiaw vừa mới viên tịch trong năm 2013, trước lễ kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của Ngài Vua Sãi chỉ có vài tháng.

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật của Đức Vua Sãi Tối Cao trong Giáo Hội Tăng Già Thái Lan, Hoàng gia, Chính phủ, các Tu sĩ và Cư sĩ Phật tử đồng hướng tâm cầu nguyện phước báu và tổ chức nhiều lễ kỷ niệm cũng như là triễn lãm, những buổi lễ cầu nguyện đến cho Đức Vua Sãi được mạnh khỏe, sống lâu trường thọ.

Thị Tịch 

Đức Tăng thống Somdet Phra Nyanasamvara viên tịch vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 24-10. Ngài trụ thế 100 tuổi.
AFP cho biết, Quốc vương rất đau buồn khi nghe tin ngài viên tịch và đã ra lệnh cho các quan chức trong hoàng cung để tang trong 30 ngày, văn phòng hoàng gia cho biết trong một tuyên bố.

Cảnh sát đã yêu cầu các địa điểm vui chơi giải trí trên cả nước ngừng mọi hoạt động cho đến ngày 8-11 như một dấu hiệu của sự tôn trọng.

Nhiều hình ảnh của Đức Tăng thống đã được các báo và các trang mạng xã hội, Phật tử khắp nơi đăng tải, với lòng kính ngưỡng, bày tỏ sự thương tiếc và nhất tâm cầu nguyện ngài thể nhập thế giới Niết-bàn.

Hòa thượng Thiền sư Mahasi Sayadaw

 

11826013_613047245504615_1735187787356067939_n

Hòa thượng Thiền sư MAHASI SAYADAW

Mahasi Sayadaw (1904-1982), tu sĩ Phật giáo Miến Điện và là thiền sư nổi tiếng dạy Thiền Tuệ Quán (Vipassana, insight meditation) khắp Châu Á và Châu Âu. Phương pháp của ngài là buộc định vào cảm giác phồng xẹp của bụng theo hơi thở, cùng với sự quan sát mọi cảm thọ và tâm.

Mahasie Sayadaw sinh năm 1904 tại làng Seikkhun, bắc Miến Điện. Đi tu từ năm 12 tuổi, thọ giới tỳ kheo năm 20 tuổi với pháp danh U Sobhana. Sau nhiều chục năm học tập ngài vượt qua các kì thi khảo hạch rất khắt khe về kinh tạng Theravada, được bổ nhiệm chức vị pháp sư (Dhammācariya) vào năm 1941.

Từ 1931, U Sobhana đã tích cực thực hành Thiền Tuệ quán với thày mình là Mingun Jetawun Sayadaw.

Năm 1938 U Sobhana bắt đầu dạy Thiền Tuệ quán tại chùa Mahasi và được mọi người biết đến như thày Mahasi Sayadaw.

Năm 1947, Thủ tướng Miến Điện U Nu mời ngài Mahasi về dạy cho một trung tâm Thiền mới mở tại Yangon, nơi mà về sau trở thành Mahasi Sasana Yeiktha.

Năm 1954 Mahasi Sayadaw tham dự lần kết tập Kinh điển lần thứ sáu, bắt đầu từ ngày 17 tháng năm 1954 và kéo dài trong hai năm cho đến 1956. Ngài giữ vị trí của vị thày sát hạch (questioner) và biên tập cuối cùng (final editor), tức chính là vị trí của Maha Ca Diếp trong lần kết tập thứ nhất ba tháng sau khi Phật nhập diệt.

Ngài Mahai đã thiết lập rất nhiều trung tâm thiền khắp đất nước Miến Điện cũng như ở Sri Lanka , Indonesia , Thailand .

Năm 1979, ngài Mahasi bắt đầu phổ biến pháp Tuệ Quán dưới tên Vipassana hay Insight meditation sang phương Tây tại những Trung tâm mới thành lập như IMS (Insight Meditation Society) ở Barre, Massachusettes, USA. Chuyến đi này kéo dài nhiều tháng sang nhiều quốc gia và qua nhiều tiểu bang tại Mỹ, nhờ đó gây một phong trào lôi kéo những người hành thiền nhiều nơi trên thế giới đổ xô về học thiền tại trung tâm thiền của ngài tại Yangon .

Ba năm sau đó vào ngày 14 tháng tám 1982, Ngài Mahasi Sayadaw viên tịch, sau một cơn đột quị, để lại nhiều tiếc thương cho rất đông người kính ngưỡng ngài.

Ngài Mahasi Sayadaw đã viết rất nhiều sách cho Phật Giáo Miến Điện, đặc biệt về Thiền Tuệ Quán. Ngài cũng dịch Thanh Tịnh Đạo Luận sang tiếng Miến. Tác phẩm bằng tiếng Anh gồm có:

Practical Vipassana Exercises
Satipatthana Vipassana Meditation
The Progress of Insight–an advanced talk on Vipassana
Thoughts on the Dharma
Ngày nay phương pháp Thiền Tuệ Quán của Mahasi sadayaw được tiếp tục với:

– Sayadaw U Pandita

– Sayadaw U Janaka

– Sayadaw U Silananda

– Sayadaw U Lakkhana, và rất nhiều tu sĩ Phật giáo nguyên thủy Theravada khác.

Kettapkinhdien54-56

Hình ảnh về kì Kết tập Tam tạng kinh điển, lần thứ sáu, tại Yangon năm 1954-1956

Kì kết tập kinh điển lần thứ sáu đã qui tụ khoảng 2.500 vị tì khưu trưởng lão từ tám nước:

Myanmar, Sri Lanka, Thailand, India, Nepal, Laos, Cambodia, Việt Nam.

Tăng Già của Đạo Phật nguyên thủy Việt Nam tham gia lần kiết tập tứ sáu này có Hòa Thượng Bửu Chơn, HT Hộ Tông, HT Giới Nghiêm.

Nguồn: Phật Giáo Nguyên Thủy 

Túi đựng bồ đề

LỊCH VÀ CÔNG ĐỨC CHIÊM BÁI PHẬT NGỌC TỪ NGÀY 22/6 đến 12/7/2016 TẠI CHÙA YÊN PHÚ – THANH TRÌ – HÀ NỘI.

Có cơ duyên được chiêm bái và đảnh lễ tượng Phật được tạo ra từ một loại ngọc quý hiếm là một duyên lành khó có được trong cuộc đời này.

Đức Phật đã từng đề cập điều này trong Kinh Thủ Ấn Tăng Tín Lực rằng: “ Chỉ một phút giây ngắn ngủi chiêm ngưỡng Phật tượng, hành giả ấy đã được vô lượng công đức rồi, huống chi người ấy được đối trước Phật tượng mà lễ bái, cúng dường, thì công đức còn nhiều hơn gấp bội”.

Mong mọi sự tốt lành !

Bài mới nhất

Tán thán Đức Phật Thích Ca

Ngài là Lưỡng Túc Tôn vào lúc đản sinh, ngay trên đại địa bước đi bảy bước, tự tuyên: trong thế gian duy ngã...