CHIA SẺ
4. CÁCH THỌ NHẬN QUÁN ĐỈNH
4.1. Chuẩn Bị Cho Quán Đỉnh

Để chuẩn bị cho quán đỉnh, người ta cần:

  1. Hiểu điều liên quan đến việc thọ nhận một quán đỉnh.
  2. Thực hành các Pháp tu sơ khởi. Điều này bao gồm bốn thực hành sơ khởi bên ngoài (thân người quý báu, vô thường, v.v.) và các thực hành sơ khởibên trong (Quy y, Phát Bồ đề tâm, v.v.). Quán đỉnhcần thiết để thực hành Kim Cương Tát ĐỏaĐạo Sư Du Già; mặc dù không nhất thiết, tốt nhất là quán đỉnh cũng được ban cho thực hành Cúng Dường Mandala.
4.2. Nhập Đàn Tràng (Mandala)

Một quán đỉnh được ban bằng Tạng ngữ cần phải được chuyển dịch; nếu không, các hành giả sẽ không biết cách thọ một quán đỉnh đúng đắn, trừ khi vị đạothành tựu cao và có thể nhờ sức mạnh không thể nghĩ bàn đảm bảo rằng quán đỉnh được thọ nhận. Bên cạnh đó, có những bước cần tuân theo:

  1. Tại địa điểm nghi lễ trước lễ quán đỉnh, mọi ngườicần cùng nhau trì tụng Chân ngôn Trăm Âm để tịnh hóa ác nghiệp.
  2. Hãy cúng dường một Mandala nếu có; nếu không, hãy quán tưởng cúng dường Mandala và các vật phẩm khác, như hoa, nước và hương. Ở Tây Tạng, có một phong tục là cúng dường khăn Khata cùng với các vật phẩm khác. Hãy quán tưởngchúng bao trùm tất cả những vật phẩm cúng dường diệu kỳ trong một tỷ hệ thống thế giới và tất cả gốc rễ thiện lành của chúng ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai và quán tưởng cúng dườngchúng lên vị đạokim cương ban quán đỉnh.
  3. Trong quá trình quán đỉnh, các giới luật quy y, Bồ Tát giới và Mật giới được giải thích; trước đạo sưkim cương, hãy thề giữ gìn giới quy y.
  4. Sau đó, hãy thọ giới Bồ Tát.
  5. Kế đấy, hãy thọ Mật giới tương ứng với quán đỉnh. Lúc này, những vị tham dự được trao nước để uống, thứ đại diện cho lời thề giữ gìn Mật giới.
  6. Hãy thỉnh cầu đạo sư kim cương trao quán đỉnh. Quy trình này được giải thích trong nghi thức và phải được mọi người hoàn tất. Trong Kinh thừacũng có truyền thống chỉ ban trao truyền cho người chấp nhận những giáo lý, chứ không phải cho ai đó không [chấp nhận]. Bước này ám chỉrằng người tham dựniềm tin với thực hành và sẵn lòng chấp nhận.
  7. Hãy thỉnh cầu sự cho phép từ đạo sư kim cươngđể nhập đàn tràng (Mandala). Người ta phải hoàn thành những thủ tục này, điều là cần thiết với mọi quán đỉnh, thậm chí nếu không có phần dịch thuật.
  8. Để biết Bổn tôn Yidam, mỗi người được trao một bông hoa trong lễ quán đỉnh; trước tiên, người ta cầu nguyện trước một khay hoa, thứ đại diện cho Mandala, sau đó, tung bông hoa vào chiếc khay. Bất cứ Bổn tôn nào mà bông hoa rơi vào thì chính là Bổn tôn của người đó.
  9. Sau khi Bổn tôn được nhận ra, hãy quán tưởngviệc cung nghênh Bổn tôn giáng hạ từ cõi Phậtvào tim của bạn. Với khay hoa đặt trên đầu, hãy quán tưởng Bổn tôn tan vào tim và trở thành một với bạn.
  10. Trong lễ quán đỉnh, mắt của mỗi người bị che bằng mảnh vải đỏ; sau một lúc, mảnh vải được cởi ra để cho phép những người tham dự thấy Mandala. Ngụ ý ở đây là trước khi nghiên cứu Mật thừa, chúng ta nhìn nhận mọi hình tướngbất tịnh; nó giống như nhìn vào thế giới qua mắt kính màu và không thấy được sự thực chân chính, vì thế, một mảnh vải được dùng để che mắt. Khi mảnh vải được cởi ra, đạo sư kim cương giới thiệu Mandala cho những vị thọ nhận quán đỉnh. Mục đích chính yếugiới thiệu năm gia đình Phật trong Mandala, điều đại diện cho sự hiển bày của năm trí. Điều này là để khắc sâu sự hiểu rằng toàn bộ thế giới cũng thanh tịnh giống như Mandala của chư Phật. Mặc dù về bề ngoài, Mandala có thể xuất hiện là một hình dạng làm từ cát màu, một bức Thangka được vẽ tay hay một bức hình, tất cả những hình tướng này đại diện cho Mandala của năm gia đình Phật. Cõi Phật thanh tịnh là diện mạo nguyên sơ của thế giới này.
  11. Để giới thiệu Mandala, đạo sư kim cương sẽ dùng một chày kim cương để chỉ vào các cung điện và Bổn tôn trong Mandala, và lần lượt ban một sự giải thích.
4.3. Các Phương Pháp Quán Tưởng

Các phương pháp quán tưởng về cơ bản không được giải thích cho những người chưa thọ nhận quán đỉnh. Tuy nhiên, nếu chúng trước tiên không được giải thích, người ta sẽ không biết các phương pháp; không biết những phương pháp, họ không thể thọ nhận quán đỉnhvà cũng sẽ chẳng thể thọ nhận nó. Dĩ nhiên, giảng dạy các phương pháp cho một người có niềm tin với Mật thừa cũng không phải là một vấn đề, đặc biệt khi mà không có điều gì trong các phương pháp này phải được giữ bí mật.

a) Quán Đỉnh Bình

Hầu hết các quán đỉnh bình có thể được phân thành bảy loại:

  1. Quán đỉnh nước của A Súc Bệ Phật – quán đỉnhnày thường được ban bằng một bình chứa cam lồ. Người thọ nhận quán đỉnh cần quán tưởng bình này là cung điện của năm gia đình Phật, tức là Mandala của tất cả chư Phật trong những nội Mật điểnhình dáng giống như Mandala tại Phật Học Viện Ngũ Minh Larung. Sau đó, hãy quán tưởngnăm gia đình Phật bên trong bình; chư Tôn, giống như băng, sau đó, tan ra và trở thành nước trong bình. Trong lễ quán đỉnh, một người thọ nhận nhìn chung cần uống nước trong bình; lúc này, người thọ nhận cần quán tưởng rằng năm gia đình Phật tan thành nước và người đó được tắm rửa bằng nước này. Thức uẩn của một người bình phàm, vị mà bản tính thực sự là năm gia đình Phật, như thế được tịnh hóa và hóa hiện thành A Súc Bệ Phật; hư không trong năm yếu tố [đại] được tịnh hóa và hóa hiện thành Phật Mẫu Vajra Datvishvari; sân hận trong năm độc được tịnh hóa và hóa hiệnthành trí tuệ như gương [Đại Viên Cảnh Trí].
  2. Quán đỉnh vương miện của Bảo Sinh Phật – hãy quán tưởng vương miện là Bảo Sinh Phật. Khi đạo sư kim cương đặt vương miện lên đầu đệ tử, đệ tửcần quán tưởng như sau: thọ uẩn được tịnh hóa và hóa hiện thành Bảo Sinh Phật; nước [thủy đại] được tịnh hóa và hóa hiện thành Phật Mẫu Mamaki; kiêu ngạo được tịnh hóa và hóa hiệnthành trí tuệ bình đẳng [Bình Đẳng Tính Trí].
  3. Quán đỉnh chày kim cương của Vô Lượng Quang Phật – khi đạo sư kim cương đặt chày kim cươngvào tay phải của đệ tử, đệ tử cần quán tưởng như sau: tưởng uẩn được tịnh hóa và hóa hiện thành Vô Lượng Quang Phật; lửa [hỏa đại] được tịnh hóa và hóa hiện thành Phật Mẫu Pandaravasini; tham lam được tịnh hóa và hóa hiện thành trí tuệcủa sự phân biệt [Diệu Quan Sát Trí].
  4. Quán đỉnh chuông của Bất Không Thành Tựu Phật– khi đạo sư kim cương đặt chuông vào tay trái của đệ tử, đệ tử cần quán tưởng như sau: hành uẩn được tịnh hóa và hóa hiện thành Bất Không Thành Tựu Phật; gió [phong đại] được tịnh hóa và hóa hiện thành Phật Mẫu Samayatara; đố kỵ được tịnh hóa và hóa hiện thành trí tuệ thành tựu tất cả [Thành Sở Tác Trí].
  5. Quán đỉnh danh hiệu của Tỳ Lô Giá Na Phật – khi đạo sư kim cương ban một danh hiệu tương ứngvới vị Bổn tôn Yidam, đệ tử cần quán tưởng như sau: sắc uẩn được tịnh hóa và hóa hiện thành Tỳ Lô Giá Na Phật; đất [địa đại] được tịnh hóa và hóa hiện thành Phật Mẫu Lochana; vô minh được tịnh hóa và hóa hiện thành trí tuệ của Pháp giới [Pháp Giới Thể Tính Trí].
  6. Quán đỉnh thực hành kim cươngđạo sư kim cương đặt chày kim cương và chuông, những biểu tượng của sự hợp nhất của trí tuệphương tiện thiện xảo, vào tay đệ tử và thúc giục đệ tử tiến hành thực hành Mật thừa, điều giúp chứng ngộ sự bất khả phân của Pháp giớitrí tuệ.

Sáu quán đỉnh trên được ban cho đệ tử.

  1. Quán đỉnh đạo sư kim cươngquán đỉnh này được trao cho một nhóm người đặc biệt, những vị sở hữu khả năng giải thoát hữu tình chúng sinhkhỏi luân hồi.

Sau khi thọ nhận những quán đỉnh này, chúng ta có thể nhanh chóng hiện thực hóa năm gia đình Phật; tức là, năm gia đình Phật và năm uẩn của chúng ta trở thànhmột và giống nhau. Dù đó là ác nghiệp của thân hay sự tắc nghẽn của các kinh mạch, tất cả được tịnh hóa và đem đến sự trưởng thành. Cùng lúc, hạt giống của Hóa thân được thành tựu.

Mặc dù có vài khác biệt trong các quán đỉnh, hầu hết các quán đỉnh bình đều tuân theo kiểu quán tưởng này. Trong tương lai, khi thọ nhận một quán đỉnh, thậm chí nếu không được chuyển dịch, bạn có thể quán tưởngnhư vậy; nếu không, sẽ rất khó khăn để thọ nhận một quán đỉnh nếu bạn chỉ đơn thuần uống nước từ bình và chẳng hiểu gì.

b) Quán Đỉnh Bí Mật

Quán đỉnh bí mật thường được ban bằng một chiếc Kapala chứa cam lồ. Khi thọ nhận quán đỉnh, hãy quán tưởng cam lồ đầu tiên tràn ngập luân xa cổ họng, sau đó, lan xuống tim, kế đó là rốn, cuối cùng đến mọi luân xa và phần trên thân thểquán tưởng chứng ngộ bản tính của tâm. Mặc dù về bề ngoài, Kapala chỉ chứa nước pha với thảo dược, nó biểu tượng cho sự chứng ngộ cấp độ quán đỉnh thứ hai. Vì thế, lúc uống cam lồ, hãy quán tưởng bạn đã chứng ngộ tính Không nhờ sức mạnh của quán đỉnh, tiêu trừ những che chướng của khẩu và gieo trồng hạt giống của Báo thân. Quán đỉnh thứ hai có thể được thọ nhận khi bạn uống và quán tưởng cùng lúc; sau đấy, bạn đủ phẩm tính để lắng nghe và thực hànhnửa đầu tiên của giai đoạn hoàn thiện.

Nếu bạn đạt chứng ngộ ngay tại buổi lễ, đó là dấu hiệu của một quán đỉnh hoàn hảo; nếu bạn chẳng cảm thấyđặc biệt trong buổi lễ nhưng hoàn tất sự quán tưởng đúng theo chuẩn mực, ít nhất bạn đã gieo hạt giống để đạt giác ngộ nhanh chóng.

c) Quán Đỉnh Kiến Thức-Trí Tuệ

Quán đỉnh kiến thức-trí tuệ thường được ban bằng hình ảnh của một Không Hành Nữ [Dakini]. Trong bức hình Yab-Yum, vị Bổn tôn nam biểu tượng cho khía cạnh tịnh quang của Như Lai Tạng trong khi vị Bổn tôn nữ hay Dakini biểu tượng cho khía cạnh tính Không của Như Lai Tạng. Trong lễ quán đỉnh, hãy chạm ngón tay bạn vào bức hình Dakini và quán tưởng rằng nhờ kết nối này, bạn nhanh chóng thành tựu trí tuệ chứng ngộ tính Không. Quán đỉnh kiến thức-trí tuệ có thể được thọ nhận theo cách này.

Nửa thứ hai của giai đoạn hoàn thiện, được gọi là giai đoạn hoàn thiện không có các dấu hiệu, là thực hànhhoàn thiện nhất. Nhờ quán đỉnh cấp độ thứ ba, được tiến hành với một bức hình Dakini và thực hành tính Không, chúng tathể hiện thực hóa sự hợp nhất của hỷ lạctính Không của giai đoạn hoàn thiện không dấu hiệu, tiêu trừ những che chướng của ý và gieo trồng hạt giống của Pháp thân.

d) Quán Đỉnh Ngữ Quý Báu

Quán đỉnh ngữ quý báu, cấp độ quán đỉnh cao nhất, thường được ban với một viên pha lê tự nhiên. Pha lêtrong trạng thái tự nhiên của nó về cơ bản là trong suốt; nó không có những che chướng và biểu tượng cho Như Lai Tạng bên trong. Khi ánh sáng chiếu lên nó, pha lêhiển bày ánh sáng rực rỡ như cầu vồng; tuy nhiên, khi không có ánh sáng bên ngoài, màu sắc cầu vồng không hiển bày dẫu cho pha lê có khả năng ẩn giấu này. Tương tự, khi chúng ta vẫn còn những phiền não và chìm trong vô minh, chẳng có cách nào để trải nghiệm trí tuệ Phật hay tâm sáng tỏ; khi chúng ta đã xua tan những phiền não của bản thânchứng ngộ tính Không, tâm sáng tỏhiển bày. Điều này được giải thích rõ ràng trong các bản văn liên quan đến lần chuyển Pháp luân thứ ba, chẳng hạn như Kinh Giải Thâm Mật, Kinh Lăng Già, cũng như Xưng Tán Pháp Giới của Tổ Long ThọĐại Thừa Vô Thượng Tục Luận [Uttaratantra Shastra] của Ngài Di Lặc.

Nếu chúng ta hiểu được Như Lai Tạng là gì và có chút chứng ngộ nào đó, chúng ta có thể an trú trong trạng thái chứng ngộ khi quán đỉnh được ban, dẫu cho thực sự chẳng có gì để thọ nhận bởi tâm vốn đã bao trùm mọi trí tuệ. Khi không có sự chứng ngộ, đặt pha lê vào tay chúng ta và lên đầu chúng ta đơn thuần biểu tượng cho một kết nối với thực hành. Trong lễ quán đỉnh, hãy quán tưởng chúng ta tiêu trừ những che chướng của thân, khẩu và ý ở mức độ vi tế nhất nhờ sức mạnh của quán đỉnh và gieo trồng hạt giống của Tự Tính Thân. Quán đỉnh ngữ quý báu chắc chắn có thể được thọ nhận theo cách này.

Một vài quán đỉnh được theo sau bởi những quán đỉnhbổ sung, điều sử dụng năm gia đình Phật, năm vương miện Phật, chuông, chày kim cương, v.v. Chúng tạo thành những quán đỉnh mở rộng hơn nhưng không phải là quan trọng nhất. Quan trọng nhất là bốn quán đỉnh.

Đã có kiến thức như vậy, mọi người sau đó có thể hiểu được cấp độ quán đỉnh mà họ đang thọ nhận trong lễ quán đỉnh. Trong quá trình quán đỉnh, điều quan trọng là cẩn thận lắng nghe giáo lýtuân thủ sự quán tưởng tương ứng. Điều này vô cùng quan trọng; nếu không, quán đỉnh không thể nào được thọ nhận.

4.4. Những Bước Cuối CùngTrong Quán Đỉnh

Cuối lễ quán đỉnh, có ba bước khác nữa: một là cúng dường Mandala; hai là thề giữ gìn các thệ nguyện Mật thừa và ba là tuân theo những giáo lýthực hành với sự tinh tấn.

a) Chúng ta tiến hành cúng dường Mandala để làm hài lòng đạo sư kim cương. Hình thức cao nhất của cúng dường Mandala mà người ta có thể dâng lên đạo sư là đưa những giáo lý của Ngài vào thực hành; đây cũng được gọi là cúng dường Giáo Pháp. Chúng ta không nên nghĩ rằng, thiếu sự hành trì, cúng dường Mandala có thể hoàn thành chỉ bằng việc cúng dường đạo sư tiền bạc hay những món vật chất. Nếu những giáo lý được thọ nhận mà không được thực hành, chư Phật và Bồ Tátkhông thể nào hài lòng, dẫu cho những cúng phẩm có đắt đỏ đến đâu. Nếu vị đạo sư ban quán đỉnh vô cùngthích thú với những món vật chấtchúng ta dâng lên, chứ không phải việc đệ tử đang tiến hành thực hành tốt đến đâu, vị ấy rõ ràng không phải là người thích hợp với vai trò đạo sư kim cương.

Yêu cầu này là như nhau trong Kinh thừa và Mật thừa.  Ví dụ, lúc thọ nhận Bồ Tát giới, hoa và hương cũng được cúng dường để tích lũy ân phước gia trì cần thiếtđể thọ giới. Tương tự, bởi quán đỉnh là một sự kiệnthiêng liêng, cúng dường Mandala được cử hành trước đó để tạo ra ân phước gia trì lớn lao nhằm thọ nhận quán đỉnh; sau lễ quán đỉnh, cũng cần phải báo đáp lòng từ của đạo sư. Cách tốt nhất để làm vậy là thực hànhnghiêm túc, sau đó hoằng dương Giáo Pháp và giúp đỡ chúng sinh.

b) Đồng thời, một người đã thọ nhận cả bốn quán đỉnhphải giữ gìn mười bốn thệ nguyện gốc và một số thệ nguyện nhánh; nếu các giới gốc bị gẫy, sự vi phạm là rất nghiêm trọng.

Như thế, ngay sau lễ quán đỉnh, người ta cần nghiên cứutuân theo những Mật giới. Nếu các Mật giới bị bẻ gẫy ở các mức độ khác nhau vì bất kỳ lý do nào, người đó cũng cần sám hối.

Mật điển nói rằng khi bốn sức mạnh đối trị hội tụ, cách thức để ăn năn là trì tụng Chân ngôn Trăm Âm 100.000 biến hay Chân ngôn Kim Cương Tát Đỏa Om Benza Sattva Hum 400.000 biến; ác nghiệp có thể tịnh hóa hoàn toàn theo cách này[6].

Với những hành giả Mật thừa, các mong đợi thì cao, các nguy cơ cũng lớn; kết quả có thể là địa ngục kim cươngnếu mọi chuyện đi sai hướng. Nhưng nếu người đó tuân thủ chặt chẽ các quy tắcthực hành một cách tinh tấn, anh hay cô ấy cũng có thể đạt Phật quả trong đời này. Nói một cách tương đối, những mong đợi trong Kinh thừa thì không cao đến vậy, nhưng con đường đến Phật quả thì rất chậm.

Đồng thời, Mật thừa cũng có nhiều lợi thế. Như một ví dụ, có nhiều giới luật trong Phật giáo Tiểu thừa; những sự miễn trừ đặc biệt không bao giờ được thực hiện; khi bị phá vỡ, nó luôn luôn là một vi phạm. Trong Phật giáoĐại thừa, tình thế cởi mở hơn nhiều. Đại thừa cho rằng chừng nào hành động ấy làm lợi lạc chúng sinh khác và không ích kỷ thì sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối và uống rượu có thể được cho phép trong những trường hợp riêng biệt. Trong trường hợp của Phật giáo Kim Cương thừa, quán đỉnh đầu tiên của chúng ta phải được ban bởi một đạo sư kim cương. Sau đấy, nếu các thệ nguyện bị phá vỡ, chúng ta có thể lập tức tiến hành thực hành Kim Cương Tát Đỏa với việc trì tụng Chân ngônBổn tôn 400.000 biến và ăn năn sám hối. Sau sự ăn nănnày, chúng ta có thể tự mình quán tưởng thọ nhận quán đỉnh theo thực hành Đạo Sư Du Già được trình bày trong Lời Vàng Của Thầy Tôi. Nếu sự quán tưởng là rõ ràng, kết quả sẽ hoàn toàn giống với việc thọ nhận quán đỉnh trực tiếp từ đạo sư kim cương. Nhờ phương phápnày, Mật giới có thể được phục hồi. Trong khi đó, trong Phật giáo Tiểu thừa, các giới luật không bao giờ có thể được phục hồi; trong hệ thống Kinh thừa, một người có thể tự thọ Bồ Tát chỉ khi một đạo sư Đại thừa đủ phẩm tính không thể được tìm thấy để truyền giới.

Như thế, chúng ta không cần phải lo sợ khi thọ quán đỉnh vì sợ sẽ đọa địa ngục kim cương; lo âu và e sợ quá mức sẽ chỉ tạo thành chướng ngại với thực hành.

Mật thừa tuyên bố rõ ràng rằng: nếu các Mật giới có thể được duy trì, một người có thể đạt Phật quả trong vòngbảy đời. Làm sao chúng ta không thể giữ giới chỉ bởi vì chúng đòi hỏi cao, giống như không ăn vì sợ bị hóc hay không gặp bác sĩ để giấu bệnh?

c) Sau lễ quán đỉnh, đệ tử phải thề trước đạo sư như sau: Từ nay trở đi, con sẽ lắng nghe và tuân theo những giáo lý của đạo sư kim cương.

Điều này nghĩa là từ nay trở về sau, chúng ta cần tuân theo những chỉ dẫn của đạo sư để trưởng dưỡng sự xả ly và Bồ đề tâm, thực hành các giai đoạn phát triểnhoàn thiện, nghiên cứuthực hành một cách chân thànhgiữ gìn Mật giới.

Với sự hồi hướng lúc kết thúc, toàn bộ quá trình quán đỉnh đã đi đến hồi kết.

Trên đây là một sự giới thiệu đơn giản về bốn cấp độ quán đỉnh trong Mật thừa. Sau khi đã hiểu các nguyên tắc này, dù cho các quán đỉnh trước kia chúng ta đã thọ nhận có tuân thủ quy tắc hay không, chúng ta cần đảm bảo rằng bất kỳ quán đỉnh nào chúng ta thọ nhận trong tương lai sẽ đúng theo tiêu chuẩn.

5. CÁC YÊU CẦU SAU QUÁN ĐỈNH

Sau khi bước vào Mật thừa, chúng ta cần hiểu và thực hành giai đoạn phát triển và giai đoạn hoàn thiện. Các trước tác về lĩnh vực này của Mật thừa thì rất đáng kể. Trong số chúng có bản văn Nyingma – Mật điểnGuhyagarbha, điều mà chúng ta phải nghiên cứu; giống như Căn Bản Kệ Về Trung Đạo trong Trung QuánMadhyamaka và Bình Giảng Về Lượng Học trong Lô-gic, đây là Mật điển căn bản trong trường phái Nyingma. Có nhiều luận giải về Mật điển Guhyagarbha, trong số đó có Tinh Túy Tịnh Quang của Mipham Rinpoche[7], điều mà Khenpo Sodargye đã chuyển dịch [sang tiếng Trung]. Tất cả đệ tử của Mật thừa cần nghiên cứu và hiểu toàn bộ quá trình Mật thừa từ đầu đến cuối, cũng như tri kiến, hành động, giới luật, v.v. trong Mật thừa. Sau đấy, người đó có thể lắng nghe và quán chiếu giáo lý rồi tiến hành thực hành thực sự.

Phật giáo Tây Tạng có các thực hành trọn vẹn và rất chi tiết dành cho những người với căn cơ khác nhau; mặc dù rất nhiều [trong số chúng] vẫn chưa được chuyển dịch, chúng vẫn có thể được khẩu truyền. Trong truyền thống của chư đạo sư trong quá khứ, những hành giảDzogchen không được phép đọc các bản văn trước khi thực hành. Nếu sự nhấn mạnh chỉ về việc đọc nghi lễ, chứ không phải về thực hành thực sự thì hành giả chỉ đơn thuần có được kiến thức mang tính quan niệm và sự quen thuộc với thuật ngữ trong Dzogchen; điều này có thể thực sự khiến anh hay cô ấy khó trải nghiệm điều thực sự trong lúc thực hành. Như vậy, Dzogchen giống Thiền Tông – đều không tán thành việc sử dụng những từ ngữ. Mặc dù trạng thái Dzogchen không thể được miêu tả bằng từ ngữ, chư đạo sư cũng công nhận khả năng xuất hiện những tri kiến khác nhau trong tương lai, điều sẽ gây rắc rối nếu khôngtiêu chuẩn hay tham chiếu để tuân theo; vì thế, cuối cùng thì chư vị để lại nhiều bản văn về Dzogchen. Trong số những bản văn đã được dịch sang tiếng Trung có Văn Thù Đại Viên MãnTrí Tuệ Giác Ngộ Trong Tay của trưởng lão Khenpo Jigme Phuntsok[8], Tinh Túy Đạo Sư (từ Tâm Yếu Bốn Phần) của Tôn giả Longchenpa và v.v. Về những chỉ dẫncốt tủy của thực hành Dzogchen, Tinh Túy Đạo Sưđứng đầu trong danh sách.

Thực hành Bổn tôn của giai đoạn phát triển có thể đem lại cho chúng ta lợi lạc lớn lao bằng cách xua tan những chướng ngại trên con đường và đẩy nhanh quá trình hướng về thành tựu cuối cùng của chúng ta.

Thực hành giai đoạn hoàn thiện được chia thành hai kiểu: giai đoạn hoàn thiện không có dấu hiệu và giai đoạn hoàn thiện có dấu hiệu.

Trong giai đoạn hoàn thiện có dấu hiệu, hành giả làm việc với các khí, kinh mạch và tinh túy của thân; thực hành tương đối phức tạp nhưng tạo ra các kết quả rất nhanh chóng. Cùng lúc, bởi nó phức tạp, chúng ta cần có một đạo sư đủ phẩm tính dẫn dắt, nếu không, mọi chuyện có thể dễ dàng trở nên sai lầm; mọi người nói chung không cần tiến hành thực hành này vì lý do như vậy. Trong Phật giáo Tây Tạng, thực hành liên quan đếncác khí, kinh mạch và tinh túy của thân vi tế khá phổ biến, đặc biệt trong trường phái Jonang, thứ nhấn mạnhtầm quan trọng lớn lao vào thực hành Thời LuânKalachakra.

Trong giai đoạn hoàn thiện không có dấu hiệu, thực hành liên quan đến các khí và kinh mạch của thân vi tếhay thực hành giai đoạn phát triển đều chẳng cần thiết; thực hành linh thiêng nhất trong giai đoạn này là Dzogchen, được theo sau bởi Mahamudra Đại Thủ Ấn. Người ta có thể thực hành Dzogchen ngay sau khi hoàn thành các thực hành sơ khởi bên ngoài và bên trong. Đây là con đường an toàn mà nhanh chóng, thứ đòi hỏi người học trò có niềm tin với đạo sư và Dzogchen; không có niềm tin thích hợp, chẳng thể đạt được điều gì.

Có những yêu cầu nghiêm ngặt cần tuân thủ liên quan đến giáo lý Dzogchen, tức là không quá bảy người có thể tham dự một lần. Tuy nhiên, ngày nay, những Pháp hội được mở rộng cho đại chúng; những vị được-gọi-là ‘hành giả Dzogchen’ có mặt ở khắp nơi trong thị trấn. Tuy nhiên, Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche thường nói rằng nếu thính chúng không đủ phẩm tính, thậm chí bảy người cũng là quá nhiều; nếu thính chúng đủ phẩm tính, một đến hai trăm người cũng chẳng phải vấn đề.

Kinh thừa và Mật thừa chỉ khác nhau về phương phápvà kỹ thuật; kết quả cuối cùng là giống nhau. Cuối cùng, mọi phương pháp đều không còn cần thiết. Giống như rửa tay và đi tắm, xà phòng và sữa tắm phải được rửa sạch; bất kỳ phương pháp nào được sử dụng trong Kinh thừa hay Mật thừa một cách rốt ráo đều phải bị từ bỏ.

Mật thừa thì phong phú về phương pháp. Có những thực hành cho người sống và các thực hành trong Bardo cho người chết; có những thực hành trong trạng tháithức, sau khi ngủ, thậm chí trong trạng thái mộng; chúng ta đều có thể tìm ra một con đường thích hợp. Với một nền tảng vững chắc, chúng tathể đạt chứng ngộnhanh chóng nhờ các thực hành Mật thừa. Vì vậy, Mật thừa cũng được gọi là thừa của phương tiện thiện xảo. Nếu chúng ta duy trì vô hạn định trong giai đoạn thựchành sơ khởi bên ngoài và bên trong, chúng ta đang đóng lại cánh cửa đến các thực hành khác và ngăn sự tiến bộ trên con đường. Đó sẽ là vấn đề lớn nhất của chúng ta.

Không có kinh nghiệm trước đó trong các quán đỉnhhoặc có thành kiến với Mật thừa, một người trước tiêncó thể đọc về hệ thống tư tưởng Mật thừa; điều này phù hợp hơn với tiêu chuẩn của việc thọ nhận một quán đỉnhsau khi có được chút kiến thức. Ngày nay, nhiều người không hiểu Mật thừa và có những định kiến về các thực hành; điều này khá bình thường. Thậm chí những đạo sư vĩ đại – Hung Yi và Xu Yun cũng từng có những nghi ngờ; khi đã hiểu sâu sắc hơn, chư vị thừa nhận Mật thừa không chỉ là Giáo Pháp chân chính mà còn là một con đường nhanh chóng dẫn đến chứng ngộ. Không biết ý nghĩa biểu tượng ẩn đằng sau một vài Pháp khí nghi lễhình ảnh chư Tôn Mật thừa, thật dễ dàng đưa ra kết luận sai lầm. Các tri kiếnphương pháp khác biệt cần thời gian để thấu triệt hay thâm nhập. Khi lần đầu tiên được giới thiệu đến Trung Hoa, Phật giáo cũng gặp phải các vấn đề tương tự; nhờ sự hiểu biết và hòa nhập lẫn nhau, các truyền thống khác biệt cuối cùng đạt đến một nền tảng chung.

Trong thời kỳ đầu khi Mật thừa đến Tây Tạng, một số đạo sư thường giấu những bức Thangka về Bổn tôn; các Pháp khí như chày kim cương, chuông và trống cũng được khóa trong hòm. Điều này được thực hiện vì hai lý do: một là để ngăn nhận thức sai lầm; hai là để giữ các thực hành bí mật. Một nhân tố quan trọng trong sự thành công của những đạo sư này là chư vị giữ các thực hành bí mật.

Một điểm khác cần giữ trong tâm là: thậm chí nếu dùng thịt và rượu không còn ảnh hưởng đến sự hành trì của bản thân như trong trường hợp của một số thành tựu giảtrong quá khứ, chúng ta vẫn cần bảo vệ những gốc rễ thiện lành của hữu tình chúng sinh và đưa ra tấm gương đúng đắn, đặc biệt là trước một đám đông; tham gia vào hành động sai lầm, điều khiến người khác phát triển tà kiến và đọa vào các cõi thấp hơn, là rất vô trách nhiệm.

Trong Ngụ Ngôn Về Rắn Đen, người ta nói rằng mặc dù mọi bám chấp cuối cùng phải bị từ bỏ, cũng có một quá trình buông bỏ. Mật thừa sử dụng một cách tương đốicác phương pháp mạnh mẽ để điều phục tâm phân biệtcủa chúng ta, thứ phân biệt thanh tịnh với bất tịnh. Sự khác biệt giữa Kinh thừa và Mật thừa giống như sự khác biệt giữa trị liệu truyền thống và phẫu thuật. Mặc dù những cách điều trị truyền thống cũng là một cách trị bệnh, chúng cần thời gian dài hơn. Phẫu thuật rất hữu hiệu, nhưng chỉ một người trong điều kiện thân thể đủ tốt mới có thể trải qua phẫu thuật. Tương tự, khi tâm chúng ta đóng lại và không sẵn sàng chấp nhận thứ gì khác biệt, tốt hơn là tạm bỏ qua những thực hành Mật thừa cao cấp, trước tiên, hãy nghiên cứu những Kinh điểnhoặc các thực hành sơ khởi phổ thông trong Mật thừa, phát Bồ đề tâmthực hành Trung Đạo; đây là con đường dẫn đến giải thoát tuy dài nhưng an toàn. Chọn con đường an toàn hơn sẽ đảm bảo mọi chuyện không trở nên sai lầm. Khi những khả năng tinh thần của chúng ta chín muồi và khả năng thích ứng với các hoàn cảnhkhác thường của chúng ta đạt đến một mức độ nhất định, chỉ khi ấy chúng ta mới có thể chấp nhận các phương pháp của Kim Cương thừa, điều mà giống như lấy độc trị độc, rất mạnh mẽ trong việc điều phục tâm.


[1] Về Khenpo Tsultrim Lodro Rinpoche, tham khảohttps://thuvienhoasen.org/a33272/tieu-su-van-tat-khenpo-tsultrim-lodro.

[3] Tham khảo bản dịch Việt ngữ tại https://thuvienhoasen.org/a6376/loi-vang-cua-thay-toi.

[4] Về thực hành giai đoạn phát triển, tham khảohttps://thuvienhoasen.org/p38a34222/giai-doan-phat-trien.

[5] Theo Rigpawiki, Atisha Dipamkara Shrijnana hay Jowo Je Palden Atisha (982-1054) là một đạo sưhọc giả Ấn Độ vĩ đại và là tác giả của nhiều bản văn bao gồmĐèn Soi Nẻo Giác. Là một trong những vị thầy chính yếutại đại học Vikramashila nổi tiếng, Ngài cũng là môn đồtuân thủ nghiêm ngặt quy tắc tu việnnổi tiếng khắp nơi về sự thanh tịnh của giáo lý. Ngài dành mười năm cuối đời ở Tây Tạng, giảng dạy và chuyển dịch các bản văn và đóng vai trò quan trọng trong việc chấn hưngPhật giáo sau giai đoạn khủng bố. Các đệ tử của Ngài đã thành lập trường phái Kadampa.

[7] Về Mipham Rinpoche, tham khảohttps://thuvienhoasen.org/p38a32261/2/tieu-su-duc-mipham-jamyang-namgyal-gyatso-1846-1912-.

[8] Về Khenpo Jigme Phuntsok, tham khảohttps://thuvienhoasen.org/a27321/tieu-su-van-tat-duc-kyabje-jigme-phuntsok-rinpoche.

Khenpo Tsultrim Lodro Rinpoche
Việt dịch: Pema Jyana chuyển dịch 
Nguồn: Cách thức nhận quán đảnh – Phần 2