CHIA SẺ

2x - Copy

Cách nay hàng chục đại kiếp có người đàn bà tên là “Ánh trăng trí tuệ”. Là một nữ Bồ-tát, trong thời trẻ tuổi, bà đi rất xa trên thánh đạo, nhưng có nhiều vị tu sĩ nghĩ rằng vẫn nên giảng dạy cho bà, mặc dù bà không hề muốn.

Một buổi sáng nọ, Ánh trăng trí tuệ vừa ra giếng múc nước cho gia đình thì nhiều tu sĩ trờ tới, nói: “Ánh trăng trí tuệ, người đàn bà thông minh đó và có nhiều khả năng hứa hẹn. Vì vậy chúng ta khuyên ngươi cầu nguyện làm sao cho đời sau tái sinh thành đàn ông để được giác ngộ hoàn toàn”.Ánh trăng trí tuệ lắc đầu nói: “Cách phân biệt giữa nam-nữ hay giữa ta-người là đặc trưng của đầu có biết phân biệt, nhưng không thoát khỏi tính chất nhị nguyên. Các ngưoi được gọi là tu sĩhành giả đạo học, mà sao còn nói với ta điều đó được?”Nói xong, với cử chỉ của một bậc thánh, nàng giơ hai tay lên trời, tự nguyện chỉ sinh làm nữ giới và sẽ truyền bá giáo pháp cho đến lúc toàn bộ loài hữu tình thoát khỏi suy nghĩ nhị nguyên.

Vài ngàn năm trôi qua, Ánh trăng trí tuệ cứ tái sinh làm nữ giới cho tới một lúc bà đạt giải thoát hoàn toàn và đạt cấp giác ngộ vô thượng. Kể từ đó bà được mang tên “Tara”, dịch nghĩa “tinh tú”.Dân Tây Tạng gọi Tara là “mẹ của tất cả các vị Phật” và gọi bà là “Đạo sư giải thoát”. Người ta cho rằng chính Tara, trong thời kiếp hiện nay là người đã giúp một vị nam giới thành chính quả, vị đó trở thành đạo sư được truyền tụng nhiều nhất. Người Ấn Độ gọi đó là Quán Thế Âm, người Tây Tạng gọi là Chenrezig. Trong truyền thuyết Tây Tạng thì Chenrezig, sau khi đắc đạolòng biết ơn Tara đến nỗi ngài thần đọc thần chú Tara đến mười triệu lần, nhằm dùng âm điệu của thần chú Tara để giúp chúng sinh trong khắp cõi xứ.Vì thế từ đó Tara được xem là nữ thần cứu độ “tám lỗi lo và nguy hiểm”. Người ta kể ra hàng ngàn câu chuyện liên quan đến mật chú Tara, với sự rung động cứu độ của ngài ban phát. Một thương nhân Tây Tạng kể một bức tượng Tara nhỏ ông thường mang theo đã cứu ông khỏi bị trâu húc. Một Lạt-ma khác kể, hình của Tara đã có lần cứu ông thoát chết vì một viên đạn.

Một chuyện khác kể về thành phố Mathura ngày xưa, trong đó có khoảng 500 tăng và ni tu học tại đó. Điều này làm một tên quỉ sứ không vui và y tìm cách phá các hành giả thiền định.Tên quỉ này bắt đầu nghiên cứu nhược điểm từng ngưòi một và y sẽ hiện ra trong dạng mà mỗi hành giả sợ hãi nhất. Đối với các trí thức học giả thì quỉ nhỏ to rằng thiền định sẽ dẫn tới điên loạn và mất trí nhớ. Một vị Tăng sĩ rất dễ thương hiền hậu thình lình trở lên cộc cằn thô lỗ. Các vị khác thì sa vào thói rượu chè hay ác kiến. Các vị kiên trì nhất thì bệnh hoạn, thiếu tinh tấn. Không bao lâu sau, không còn ai trong Mathura thực hành thiền địnhtu học Phật pháp mà không bị những hiện tưọng kỳ dị theo đuổi.Sau đó, một vị sư già bỗng nhớ lại ngày xưa thầy mình có dặn dò một điều. Lời dặn đó khuyên rằng, khi tói một mức sâu của thiền định thì phải nên tự buông mình và đồng thời cầu xin Tara giải thoát ra khỏi ác kiến của ma quỉ.Vị sư thực hành điều dặn dò đó và được Tara hiện cho thấy linh ảnh và khuyên phải làm các phép. Vị sư liền tụ họp các bạn đồng tuyêu cầu các bạn đó mang lại tranh tượng của Tara, gồm 21 dạng khác nhau. Từ mọi đền đài, tu viện tranh tượng của Tara được dồn lại và cả hàng trăm vị tu sĩ đi vào rừng, treo tranh tượng đó lên cây.Kết quả không phải chờ lâu: kể từ lúc đó tên quỉ muốn hiện hình gì thì hiện, nhưng các vị hành giả thiền quán không hề lay động, các vị đó cứ xem mọi hoạt động của ma quỉ đều là một dạng xuất hiện của Tara. Với cách đó thì họ không bao giờ phải sợ hãi và không có hậu quả nào xảy ra. Tên quỉ nọ cũng không làm gì hơn được, vì trong tự tính sâu xa nhất, nó cũng chỉ là một dạng xuất hiện của Tara thật, của một Tính Không viên mãn hoàn toàn. Cũng nhờ đó mà tâm thức tên quỉ cũng từ từ rời bỏ tính chất quỉ của y, không còn tự đồng hóa với dạng hình của quỉ và dạng quỉ đó chết đi, để tâm thức tái sinh trong một cõi khác và để vùng rừng vĩnh viễn an vui.

Sau đó không ai ngạc nhiên khi cuộc sống dân chúng trong Mathura phồn vinh hẳn lên. Trong vùng đó người ta còn ca bài “hai mươi mốt bài ca dành cho Tara”. Đến ngày nay mà các bài ca trung cổ đó còn được hát trong các đền đài hay tu viện nữ giới.

Surya Das
Việt dịch: Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Sư tử tuyết bờm xanh