CHIA SẺ

Chữa Bệnh, Gia Tăng Sức Khỏe và Trường Thọ

Medicine Buddha Dược Sư Lưu Ly Phật:

14206024_1778380572375397_8583254854574195105_o

Nghi lễ Puja này được thực hiện để khẩn cầu trí tuệ và ân điển của Đức Phật Dược Sư để hỗ trợ thêm cho việc chữa bệnh cũng như gia tăng và trợ lực cho những ai làm việc trong ngành y, dược. Dược Sư Phật là hóa hiện của năng lượng chữa trị từ các Đấng Giác Ngộ. Những lời khấn nguyện Dược Sư Phật đặc biệt có uy lực mau chóng mang lại hạnh phúc tạm thời và viên mãn cho mọi chúng sanh. Thêm vào đó, còn giúp chúng sanh vượt qua những nguyên nhân vi tế của tật bệnh, đó là vô minh, tham luyến, và đố kỵ.

Tayatha Om Bekandze Bekandze Maha Bekandze Radza Samudgate Svaha

(Việt âm: Tê-da-tha Ôm Bê-Kan-Dzê Bê-Kan-Dzê Ma-ha Bê-Kan-dzê Rát-dza Sam-Mu-Ga-Tê Sô-Ha)

Tê-da-tha: Có nghĩa là “Như vầy”.

Ôm: Gồm ba tịnh âm là A, U và Ma, ứng với thân, ngữ và ý của ta, chuyển hóa thành thân kim cang, ngữ kim cang và ý kim cang của Phật.

Bê-kan-dzê Bê-kan-dzê: Nghĩa là “diệt khổ, diệt khổ.” Cái diệt được khổ chính là liều thuốc. Khổ ở đây không phải ám chỉ tới loại khổ đau bình thường mà ngay cả loài súc sanh cũng không muốn trải qua. Loại khổ đầu là khổ thật và loại khổ thứ nhì ám chỉ tới cái nhân tạo ra khổ. Liều thuốc có khả năng diệt khổ đầu tiên là đường tu tuần tự của bậc sơ căn, và liều thuốc để diệt khổ thứ hai là đường tu tuần tự của bậc trung căn.

Ma-ha Bê-kan-dzê: Có nghĩa là “đại diệt khổ,” là con đường tu tuần tự của bậc thượng căn, đường tu này tiêu trừ được những nhiễm ô tiềm ẩn.

Vậy bekandze bekandze maha bekandze bao hàm toàn bộ con đường tu đạt đến giác ngộ, là liều thuốc viên mãn.

Rát-za: Có nghĩa là “Vua”

Sa-mu-ga-tê: Có nghĩa là “biển thiện căn”

Sô-ha: Có cùng nghĩa với tán thán hoặc là nguyện xin ân điển và để củng cố nền tảng trong tâm, phát triển phước lành, lòng tín ngưỡng, và nhờ đó đưa tới chứng ngộ. Đây là chữ cuối thường có trong các minh chú của Phật.

Nhờ nhận thức được ý nghĩa của toàn bộ đường tu giác ngộ bao hàm trong bekandze bekandze maha bekandze, chúng ta mới dứt khỏi những ô nhiễm thô thiển và vi tế, và chuyển hoá thân, ngữ, ý thường tình thành thân, ngữ, ý kim cang của Phật. Tới lúc đó, những công việc chúng ta làm mới hoàn mỹ hơn để giúp mọi chúng sanh.

WhiteTara-GarSadhana Bạch Quan Âm Tara:

67328_840181349358556_2237321770351852249_n

Nghi lễ Puja này được thực hiện để khẩn cầu trí tuệ và ân điển của Đức Bạch Quan Âm, là vị Phật Mẫu có chức năng chữa bệnh, gia tăng tuổi thọ, và đặc biệt là ngăn ngừa những chướng ngại của cái chết sái thời.

Om Tare Tuttare Ture Mama Ayuh Jnana Punya Pushtim Kuru Svaha

(Việt âm: Ôm Ta-Rê Tu-Ta-Rê Tu-Rê Ma-ma A-Du Cha-Na Pun-Da Pút-sh-tim Ku-Ru Sô-Ha)

Ôm: Gồm ba tịnh âm là A, U và Ma, ứng với thân, khẩu và ý của ta, chuyển hóa thành thân kim cang, ngữ kim cang và ý kim cang của Phật.

Ta-rê: Có nghĩa là phổ độ để thoát khỏi những khổ đau và hiểm nguy của thế gian. Quan Âm được xem như một vị cứu tinh có thể độ trì cho chúng sanh thoát khỏi những đe dọa của bão lụt, tội ác, dã thú, và tai nạn.

Tu-ta-rê: Có nghĩa là đưa từng cá nhân vào con đường giải thoát. Đức Quan Âm sẵn sàng gia hộ độ trì từng cá nhân vượt qua những nguy cơ ảnh hưởng đến tâm linh, đó là tham, sân, si- là ba nhân tố của khổ đau.

Tu-rê: Có nghĩa là mức tối cao của con đường tâm linh dưới dạng giải thoát để bước vào con đường vị tha, phổ độ chúng sanh – đó là con đường Bồ Tát đạo. Nguyện vọng của người trong Bồ Tát đạo là thành tựu giác ngộ cho cá nhân, nhưng đồng thời còn cảm nhận được nỗi khổ đau của chúng sanh khác và cố gắng giải thoát cho tất cả và cho cả bản thân. Đức Quan Âm giúp chúng ta chuyển hoá quan điểm hẹp hòi thay vì muốn tiến triển trên con đường đạo để giải thoát khổ đau cho riêng mình, chúng ta sẽ nhận ra được con đường tiến hoá tâm linh chân chính kết liền với tình thương yêu bi mẫn dành cho tất cả chúng sanh.

Ma-ma: Có nghĩa là “của con”, ngụ ý là nguyện cho con có được những phước hạnh của thọ trường, công đức, trí tuệ, an lạc, v.v.

A-yuh: Có nghĩa là “thọ trường”

Pun-ya: Có nghĩa là công đức tích luỹ từ lối sống giới hạnh, và công đức này sẽ giúp chúng ta sống trường thọ và hạnh phúc.

Cha-na: Có nghĩa là “trí huệ”.

Pun-ya và Cha-na được biết như hai loại tích lũy. Để đạt được giác ngộ, chúng ta cần phải tích luỹ công đức xuyên qua việc phát triển thiện căn bằng lối sống có giới hạnh nhưng đồng thời cũng cần phải phát triển trí huệ qua thiền quán.

Pút-sh-tim: Có nghĩa là “phú quý, sung túc, và tăng trưởng”.

Ku-ru: Là một vùng đất thần thoại ở phương bắc của Hy-Mã-Lạp-Sơn, được coi là nơi chốn của trường thọ và hạnh phúc. Nhưng trong câu chú này, chữ Ku-ru là động từ có nghĩa là “làm cho” hoặc “làm vậy cho”, chúng ta khẩn nài Đức Bạch Quan Âm làm cho trí tuệ, công đức, và thọ trường tăng trưởng để chúng ta đạt được giác ngộ và qua đó có thể giúp tất cả chúng sanh giải thoát.

Sô-ha: Có cùng nghĩa với tán thán hoặc là nguyện xin ân điển và để củng cố nền tảng trong tâm, phát triển phước lành, lòng tín ngưỡng, và nhờ đó đưa tới chứng ngộ. Đây là chữ cuối thường có trong các minh chú của Phật.

Amitayus Phật Vô Lượng Thọ- A-mi-ta-yus:

Amitayus_thangkha

Nghi Lễ Puja này được thực hiện để khẩn cầu trí tuệ và ân điển của Đức Phật Vô Lượng Thọ. Vô Lượng Thọ Phật là một dạng khác của Phật A-Di-Đà, tượng trưng cho sự trường thọ.

Om Amarani Jiwantaye Svaha

(Việt âm: Ôm A-ma-ra-ni Ji-wan-ta-dê Sô-ha)

Ôm: Gồm ba tịnh âm là A, U và Ma, ứng với thân, khẩu và ý của ta, chuyển hóa thành thân kim cang, khẩu kim cang và ý kim cang của Phật.

A-ma-ra-ni: Có nghĩa là bất tử.

Ji-van-ta-dê: Có nghĩa là người sống hay còn tồn tại.

Sô-ha: Có cùng nghĩa với tán thán hoặc là nguyện xin ân điển và để củng cố nền tảng trong tâm, phát triển phước lành, lòng tín ngưỡng, và nhờ đó đưa tới chứng ngộ. Đây là chữ cuối thường có trong các minh chú của Phật.

Tẩy Trừ Chướng Ngại

Lục Quan Âm Tara:

21 Đức Tara

Nghi lễ Puja này được thực hiện để khẩn cầu trí tuệ và ân điển của Đức Lục Quan Âm Tara. Ngài là vị Phật Mẫu có chức năng bảo vệ chúng sanh thoát khỏi sợ hãi và tẩy trừ chướng ngại.

Om Tare Tuttare Ture Svaha

(Việt âm: Ôm Ta-rê Tu-ta-rê Tu-rê Sô-ha)

Ôm: Gồm ba tịnh âm là A, U và Ma, ứng với thân, khẩu và ý của ta, chuyển hóa thành thân kim cang, khẩu kim cang và ý kim cang của Phật.

Ta-rê: Có nghĩa là phổ độ khỏi nguy hiểm và khổ đau của thế gian. Lục Quan Âm được xem như một vị cứu tinh có thể gia hộ độ trì cho chúng sanh thoát khỏi những đe dọa của bão lụt, tội ác, dã thú và tai nạn.

Tu-ta-rê: Có nghĩa là đưa từng cá nhân vào con đường giải thoát. Đức Quan Âm sẵn sàng gia hộ độ trì từng cá nhân vượt qua những nguy cơ ảnh hưởng đến tâm linh, đó là tham, sân, si- là ba nhân tố của khổ đau.

Tu-rê: Có nghĩa là mức tối cao của con đường tâm linh dưới dạng giải thoát để bước vào con đường vị tha, phổ độ chúng sanh – đó là con đường Bồ Tát đạo. Nguyện vọng của người trong Bồ Tát đạo là thành tựu giác ngộ cho cá nhân, nhưng đồng thời còn cảm nhận được nỗi khổ đau của chúng sanh khác và cố gắng giải thoát cho tất cả và cho cả bản thân. Đức Quan Âm giúp chúng ta chuyển hoá quan điểm hẹp hòi thay vì chỉ muốn tiến triển trên con đường đạo để giải thoát khổ đau cho riêng mình, chúng ta sẽ nhận ra được con đường tiến hoá tâm linh cân chính kết liền với tình thương và tâm bi mẫn dành cho tất cả chúng sanh.

Sô-ha: Có cùng nghĩa với tán thán hoặc là nguyện xin ân điển và để củng cố nền tảng trong tâm, phát triển phước lành, lòng tín ngưỡng, và nhờ đó đưa tới chứng ngộ. Đây là chữ cuối thường có trong các minh chú của Phật.

Vajrapani Đại Lực Kim Cang Thủ còn có danh hiệu là Đại Thế Chí Bồ Tát (Vajrapani):

Vajrapani-e1481836277427

Nghi lễ Puja này được thực hiện để khẩn cầu trí tuệ và ân điển của Đức Kim Cang Thủ. Ngài có chức năng tẩy trừ chướng ngại và những nghịch duyên.

Om Vajrapani Hum

(Việt âm:Ôm Va-jra Pa-ni Hum)

Câu minh chú của Đức Kim Cang Thủ chính là danh hiệu của Ngài, có nghĩa là “tay cầm sấm sét”, VA-JRA PA-NI được lồng khung giữa hai chủng tự huyền diệu Ôm và Hum. Câu minh chú này hộ trì cho chúng sanh tăng trưởng năng lượng vô biên giống như năng lượng tiêu biểu cho Đức Kim Cang Thủ.

Bảo Hộ Phật Pháp

Achi Chokyi Drolma Đức Achi Chokyi Drolma (Việt âm: A-chi Chô-ki Trô-ma):

Achi-Chokyi-Drolma-e1481837032973

Nghi lễ Puja này được thực hiện để khẩn cầu trí tuệ và ân điển từ Đức Hộ Pháp Achi Chokyi Drolma. Ngài là đấng đại hộ pháp. Ngài là hóa thân của Thánh Nữ Kim Cang Du Già (Vajrayogini), là thể hiện của trí tuệ và hoạt động của toàn chư Phật. Ngài là vị Phật Mẫu siêu phàm do tâm bi mẫn mà hóa hiện ra thành nhiều hình tướng của các Không Hành Nữ (Dakini) trong gia đình ngũ vị Phật.

Om Mama Chakra Svaha Yar Duu Sarwa Du Raja Raja Du Mama Du Hum Phat Svaha

(Việt âm:Ôm Ma-ma Sắc-kra Sô-ha Da-đề Sa-wa Đề Rát-dza Rát-dza Đề

Ma-ma Đề Hung Pê Sô-ha)

Đức Achi Chokyi Drolma là một vị nữ Hộ Pháp đặc biệt trong dòng truyền thừa Drikung Kagyu. Bà được thỉnh cầu để tẩy trừ những chướng ngại và mang lại những thuận duyên để dẫn đến thành tựu về cả tâm linh lẫn thế sự. Bà đã hứa nguyện với Đức Jigten Sumgon, Sơ Tổ của dòng Drikung Kagyu, rằng sẽ che chở, bảo vệ tinh túy của Pháp do Đức Phật khai sáng và lưu truyền liên tục trong dòng truyền thừa này. Bởi lời hứa này nên bất cứ một ai thực hành nghi quỹ Achi Chökyi Drolma với trọn lòng thành và kính ngưỡng sẽ thoát khỏi những nghịch duyên và chướng ngại trong đời sống cũng như những che chướng khi hành Pháp. Những ai tiếp tục hành trì nghi quỹ này với quyết tâm và kính ngưỡng sẽ thành tựu giác ngộ viên mãn của quả vị Phật.

Six-arm-mahakala Đại Hắc Thiên (Ma-ha-ka-la):

Mahakala-e1481836705188

Nghi lễ Puja này được thực hiện để khẩn cầu trí tuệ và ân điển của Đức Hộ Pháp Mahalaka. Mahakala là hung dạng của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.

Om Mahakala Hum Phat Svaha

(Việt âm: Ôm Ma-ha-ka-la Hum Pê Sô-ha)

Câu minh chú của Đức Hộ Pháp Mahakala chính là danh hiệu của Ngài. Đức Hộ Pháp Mahakala gia hộ độ trì cho hành giả thoát khỏi si muội mê lầm và đạt được những phẩm hạnh tốt trên con đường tu tập.

Thành Tựu Trí Tuệ & Tâm Linh

Guru Rinpoche Đức Liên Hoa Sanh (Guru Rinpoche):

534336_416861178327236_1261901127_n

Nghi lễ Puja này thực hành để khẩn cầu trí tuệ và ân điển của Guru Rinpoche. Guru Rinpoche có còn có danh hiệu là Đức Liên Hoa Sanh – Pát-ma Săm-ba-va) là tinh tuý của tất cả các đấng giác ngộ. Nghi lễ Puja này được thực hiện để tẩy trừ những trở ngại về tâm linh lẫn thế gian và để đẩy lùi các thế lực hãm hại từ ma quỷ hay những thể lực vô hình.

Om Ah Hum Vajra Guru Padma Siddhi Hum

(Việt âm: Ôm A- Hung Ben-za Gu-ru Pê-ma Síd-di Hung)

Ôm: Gồm ba tịnh âm là A, U và Ma, ứng với thân, khẩu và ý của ta, chuyển hóa thành thân kim cang, khẩu kim cang và ý kim cang của Phật.

A: Chủng tự này liên quan đến lời nói (ngữ). Trong Phạn ngữ, “A” là động từ có nghĩa là “tỏ bày, biểu thị, gọi tên”. Bởi thế, “A” gợi ý tới khơi lên sự hoá hiện của giác ngộ.

Hung: tượng trưng cho sự hoá hiện của giác ngộ trong mỗi chúng sanh.

Thường ba chủng tự này liên hệ với thân, khẩu, ý – là ba nơi tượng trưng cho toàn bộ thân thể trong, ngoài. Ở đây có nghĩa là chúng ta đảnh lễ tới những phẩm hạnh cao quý của Đức Liên Hoa Sanh bằng cả thân, khẩu, ý.

Ben-za: Có nghĩa là sấm sét, tượng trưng cho năng lượng của tâm giác ngộ. Chữ này cũng có nghĩa là kim cương. Có hàm ý là kim cương hay sấm sét có thể cắt xuyên bất cứ thứ gì. Kim cương là một vật thể bất hoại, còn sấm sét là một thế lực không có gì ngăn cản được. Ben-za còn có nghĩa là lòng bi mẫn.

Gu-ru: Có nghĩa là Thầy. Trong Phạn ngữ, chữ gốc của Guru là “garu”, có nghĩa “quan trọng, uy thế lớn”. Đức Liên Hoa Sanh rất được kính ngưỡng trong Phật giáo Tây Tạng và thường được nhắc tới như là vị Phật thứ hai.

Pê-ma: Có nghĩa là hoa sen, tượng trưng cho sự thanh tịnh của tâm giác ngộ, vì hoa sen dù mọc giữa chốn bùn lầy nhưng hoàn toàn không bị ô uế. Cũng như thế, tâm giác ngộ dù có tham, sân, si vây quanh trong thế gian này vẫn giữ được nguyên vẹn, không hề hấn. Hoa sen vì thế thường được tượng trưng cho trí huệ.

Sít-đi: Có nghĩa là thành tựu hoặc oai lực siêu phàm, ngụ ý đến thần thông của các bậc giác ngộ mà người thường phàm chúng ta không thể biết được. Đức Liên Hoa Sanh là một nhân vật nổi tiếng về thần thông. Có nhiều câu chuyện kỳ diệu về Đức Liên Hoa Sanh dùng phép thần thông kỳ diệu để nhiếp phục những thế lực siêu tự nhiên trong tiểu sử của Ngài.

Đức Văn Thù Sư Lợi (Manjushri):

14231218_1822362677993956_6952045949765168517_o

Nghi Lễ Puja này thực hành để khẩn cầu trí tuệ và ân điển của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, là một vị Phật liên hệ đến sự phát triển trí huệ.

Om Wam Gi Shwari Mum

(Việt âm:Ôm Goam-gi Soa-ri Mâm)

Câu minh chú của Đức Manjushri chính là danh hiệu của Ngài, và có nghĩa là “xin đảnh lễ Đức văn sư”

Tích Tựu Công Đức

Cúng Dường “Sang”: Đây là nghi lễ cúng dường trầm hương khói nhang đến các bậc giác ngộ. Thực hành nghi lể này để tích luỹ công đức, thanh tịnh chướng ngại, và trả nghiệp.

Cúng Dường 100 ngọn nến đèn: Cúng dường nến đèn là một phương cách theo truyền thống để tích lũy công đức và trí huệ. 100 cây nến sẽ dược cúng dường tại chánh điện của DDSC kèm theo trì tụng những câu minh chú nguyện cát tường và đọc kinh cầu nguyện.

Nguồn: http://www.drikungdharmasurya.org/