Tán thán Đức Phật Thích Ca

Image20240111082222
Ngài là Lưỡng Túc Tôn vào lúc đản sinh, ngay trên đại địa bước đi bảy bước, tự tuyên: trong thế gian duy ngã độc tôn, con đảnh lễ Tôn Giả thiện xảo thời ấy.

Trước hết tự thiên cung Đâu Suất giáng lâm, Ngài nơi thành Vương Xá nhập thai vương hậu, trong vườn Lâm Tỳ Ni Đức Phật đản sinh, con đảnh lễ Thế Tôn, bậc Thiên Trung Thiên.

Trong cung điện được tám bảo mẫu nuôi dưỡng, trước thân tộc Thích Ca đồng tử chơi đùa, nơi thành Ca Tỳ La thái tử nạp phi, con đảnh lễ thân vô địch trong tam giới.

Ngài tỏ ra buồn rầu thăm bốn cổng thành. Trước tháp Phật thanh tịnh tự cạo râu tóc, bên sông Ni Liên Thiền tu hành khổ hạnh, con đảnh lễ xả ly nhị chướng tội cấu.

Ngài điều phục voi điên trong thành Vương Xá, được khỉ hiến mật ong thành Tỳ Xá Ly, Ma Kiệt Đề bậc Mâu Ni thành Chánh Giác, con đảnh lễ diệm quang của trí toàn giác.

Ngài sơ chuyển Pháp Luân nơi vườn Lộc Uyển, thị hiện đại thần thông tại Kỳ Đà Viên, Mật ý nhập Niết Bàn tại Câu Thi La, con đảnh lễ tâm như hư không của Ngài.

Vậy đối với Đức Phật Thế Tôn Pháp Chủ, nguyện chút lời tán thán công hạnh của Ngài, sẽ khiến cho sở hạnh của tất cả chúng sinh, được đồng với sở hạnh của Đức Thiện Thệ.

Nguyện cho thân của Đức Thế Tôn Như Lai, quyến thuộc, thọ mạng, thế lực trong quốc độ, hoặc như thiện diệu tướng thù thắng của Ngài, con cùng với chúng sinh sẽ đều có được.

Do năng lực cầu thỉnh tán thán Thế Tôn, nguyện con và tất cả chúng sinh, bất luận ở đâu, bệnh tật, bần cùng, chiến tranh đều bình ổn; nguyện Phật Pháp quảng dương, kiết tường tăng trưởng.

Nguyện cho Phật ra đời ở cõi Ta Bà, ánh sáng giáo pháp tỏa như ánh mặt trời, Đạo sư và giáo chúng ngày càng đông đảo, Phật Pháp được kiết tường trụ thế dài lâu.

Tổ Long Thọ
Nguồn: Tán thán Đức Phật Thích Ca

Tám Bài Kệ Chuyển Hóa Tâm

1. Với quyết tâm thành tựu mục đích tột cùng cao cả
Làm lợi lạc hết thảy chúng hữu tình,
Tâm hạnh trân quý còn hơn cả viên bảo châu như ý,
Nguyện luôn yêu thương giữ gìn tất cả mọi chúng sinh.

2. Mỗi khi gặp gỡ tiếp xúc bất kỳ ai,
Con nguyện coi mình là kẻ thấp kém nhất.
Sâu thẳm tận đáy lòng, con nguyện xin tôn trọng,
Và kính quý người khác như những bậc tối cao.

3. Trong mỗi một hành động, con nguyện tự soi xét,
Và ngay khi các cảm xúc ô nhiễm vừa dấy khởi,
Gây ra phiền não, hại mình, hại người,
Con nguyện tức thì đối diện và phá tan tâm ô nhiễm ấy.

4. Bất kỳ khi nào nhìn thấy kẻ ác trược,
Bị thống trị bởi bao phiền não và tiêu cực,
Con nguyện mở lòng thương quý kẻ ấy,
Như kho tàng châu bảo hiếm hoi vừa khám phá.

5. Lại khi có kẻ do lòng ganh tị,
Đối xử tàn tệ, vu khống hay nhục mạ con,
Nguyện con nhận chịu hết mọi thua thiệt,
Và trao cho họ mọi thắng lợi vẻ vang.

6. Ngay cả khi có kẻ con đã từng giúp đỡ,
Hoặc là người con từng kỳ vọng rất nhiều,
Nay đối xử tệ mạt làm tim con tan nát,
Nguyện con vẫn xem họ chẳng khác nào bậc tôn sư.

7. Tóm lại, dù là trực tiếp hay gián tiếp,
Con nguyện xin dâng hiến mọi phúc lạc
Đến tất cả chúng sinh mẹ hiền,
Và nguyện xin thay họ cam chịu mọi đớn đau khổ não.

8. Nguyện tất cả các hạnh nguyện kể trên
Không bị tám pháp thế gian tầm thường làm cho ô nhiễm.
Nguyện con nhận ra mọi sự đều chỉ là hư huyễn,
Tâm không dính mắc, thoát khỏi mọi ràng buộc thường tình.

Đức Dalai Lama 14
Việt dịch: Tâm Bảo Đàn
Nguồn: Tám bài kệ chuyển hóa tâm

Cúng dường và Tịnh hoá

Theo truyền thống của Phật pháp, tu hành tâm thức là một tiến trình tiệm tiến. Chúng ta tịnh hóa chính mình bằng cách thoát khỏi những khuyết điểm lớn nhất của chúng ta trước tiên. Và chúng ta phát triển những phẩm tính tốt bằng cách làm lớn mạnh một số ít chúng ta đã có. Aryadeva, (16) đệ tử chính của Nagarjuna, nói :

Trước tiên từ bỏ cái xấu,

Rồi từ bỏ cái ta,

Cuối cùng từ bỏ tư tưởng.

Bậc trí là người biết điều này.

Đây là con đường mà một người trí đảm đương. “Trước tiên từ bỏ cái xấu.” Để đạt được toàn trí rốt ráo và có thể làm lợi lạc cho tất cả chúng sanh, cần có một đời sống của con người, nó là chỗ dựa tối cao cho sự tiến bộ đến giác ngộ. Để có được một đời sống làm người, nó là một tái sanh may mắn, cần phải tránh những hành động bất thiện chúng sẽ dẫn đến sự sanh vào ba cõi thấp của sanh tử.

“Rồi từ bỏ cái ta.” Đã bỏ những hành động tiêu cực, chúng ta phải bỏ những nguyên nhân của chúng, là những thức tình tiêu cực. Cái đối trị duy nhất với những thứ này là trí huệ thấu biết sự không thực của sự vật. Theo Nagarjuna và những con cháu tâm linh của ngài, gốc rễ của những thức tình tiêu cực là cái vô minh tin rằng những hiện tượng là thực. Cái này có nhiều dạng, thô và tế. Tuy nhiên, để giải tan ý niệm về bản thể, chúng ta trước tiên phải từ bỏ niềm tin vào sự hiện hữu của cá nhân như một thực thể, hay cái ta. Nhưng không đủ nếu chỉ có một cái hiểu mơ hồ về vấn đề này. Cần phải tinh lọc sự thấu hiểu và nội quán của chúng ta, và phải đạt được trí huệ vi tế ấy nhờ đó ý niệm về cái ta bị trừ tiệt.

“Cuối cùng từ bỏ tư tưởng.” Để đạt giác ngộ, chúng ta phải trừ bỏ không chỉ những thức tình tiêu cực và những nguyên nhân của chúng mà còn là những tập khí thói quen làm che ám hiểu biết. Một khi chúng ta hủy diệt những che chướng này, chúng ta đạt đến toàn giác. Con đường dẫn đến cái ấy là trí huệ thấu hiểu rằng sự vật không có thực tại, vô tự tánh.

Qua thiền định chúng ta có thể kiến lập vững chắc cái thấy tánh Không. Cái thấy phi thường này, thấm đẫm lòng bi và kết hợp với sự tích tập công đức, hủy hoại toàn triệt những màn che làm tối ám hiểu biết. Mục đích của thiền định như vậy là để tác động như cái đối trị với những thức tình tiêu cực của riêng chúng ta và những dấu vết của chúng và, một cách gián tiếp, với những che chướng của tất cả những chúng sanh khác. Một khi mục tiêu này đã hoàn thành, mọi ý niệm, gồm cả ý niệm về tánh Không, phải được từ bỏ.

“Bậc trí là người biết điều này.” Câu này ám chỉ những người biết những giai đoạn khác nhau của con đường và những điểm chính yếu của con đường đó và họ thực hành chúng trong thứ tự đúng đắn hầu đạt đến chứng ngộ viên mãn. Bởi thế rất quan trọng cần biết thực hành thế nào cho thích hợp và không thỏa mãn với một hiểu biết mơ hồ hay phần hạn về con đường. Bồ Tát Hạnh cho một sự giải thích đầy đủ về toàn bộ con đường. Xin hãy nghiên cứu nó với ý định đưa vô cùng chúng sanh, họ đã từng là cha mẹ của chúng ta, đến giác ngộ. (17)

Nếu chúng ta muốn giúp đỡ chúng sanh, chúng ta phải có khả năng giải thoát họ khỏi khổ và trừ bỏ vô minh của họ. Điều này nghĩa là bản thân chúng ta phải có chứng ngộ chân thật, và cái này chỉ có thể thành tựu nhờ tinh tấn và sự triển khai quán chiếu trong sáng và định tĩnh của tâm thức. Đấy là làm thế nào phát triển Bồ đề tâm tương đối và bắt đầu giúp đỡ chúng sanh.

Trước khi thọ nhận thệ nguyện của Bồ đề tâm, chúng ta nên nhớ trong tâm cái gì chúng ta nhắm đến và thế nào chúng ta cần tiến hành. Bấy giờ chúng ta cần đọc tụng Cầu Nguyện Bảy Ngành, (18) với tư tưởng hướng đến lý tưởng của Bồ đề tâm. Cái thứ nhất của Bảy Ngành là xưng tán:

1. Đến tất cả chư Phật, những bậc Đi Như Thế,

Đến Pháp thiêng liêng, vô nhiễm, tối thượng và hy hữu,

Và đến những người thừa kế của Phật, một đại dương của phẩm tính tốt lành

Để nắm giữ được tâm thái quý giá này, con xin xưng tán và cúng dường trọn vẹn.

Theo sau là ngành cúng dường:

2. Con cúng dường mỗi trái mỗi hoa,

Mỗi loại tinh chất chữa lành,

Tất cả những đồ quý báu thế gian cung cấp,

Và tất cả nước thanh tịnh trong mát;

3. Mỗi ngọn núi chứa đầy ngọc quý,

Tất cả những khu rừng vắng vẻ thơm hương;

Những cây cối cõi trời, nở hoa rực rỡ,

Và cành nhánh trĩu nặng trái cây;

4. Mùi hương thơm của những cõi trời và người.

Mọi hương trầm, cây thành tựu điều ước, và cây ra quả ngọc,

Mọi ngũ cốc lớn lên không cần người trồng,

Và mọi đồ vật lộng lẫy đáng để cúng dường;

5. Những hồ và ao trên núi trang hoàng bằng hoa sen,

Tiếng hát ngọt ngào của những con thiên nga

Trông đáng yêu, và mọi sự vật hoang dã và tự do,

Suốt khắp những biên giới vô bờ của bầu trời

6. Con giữ chúng trong tâm, và làm một cúng dường hoàn hảo

Đến chư Phật tối cao và những người thừa kế của các ngài.

Ôi, những đấng Đại Bi, xin nghĩ đến con với lòng từ mẫn,

Những vật thiêng liêng con dâng tặng, xin hãy chấp nhận những sự cúng dường này.

Ở đây chúng ta cúng dường tất cả những thứ gì chúng ta có cùng với tất cả những thứ khác trong vũ trụ, những sự vật sở hữu bởi một người nào và những thứ không thuộc về ai cả. Bấy giờ chúng ta cúng dường thân thể của chính mình. Dầu chúng ta có hay không một thân thể hoàn hảo, chúng ta cũng dâng cúng nó một cách thành thật. Đây là một phương pháp lìa bỏ khỏi những hành động xấu trên mức độ vật chất. Tiếp theo chúng ta cúng dường nước tắm hương, áo quần cõi trời, hương thơm tinh tế, hương trầm, những bài ca tán thán…

Tất cả những đồ cúng dường này không chỉ là số lượng mà còn quan trọng là phẩm chất. Phẩm chất liên quan đến những phẩm vật và cả ý định theo đó chúng được cúng dường. Những phẩm vật cúng dường không phải là những vật có được một cách không lương thiện. Ý định của chúng ta cũng không bị hư hỏng bởi tám mối bận tâm thế gian: được hay mất, sướng hay khổ, khen hay chê, và vinh hay nhục.

Khi chúng ta nói đến những đồ cúng dường không thuộc về ai cả, như là mọi phong cảnh đẹp trong thế giới và trong tất cả những vũ trụ khác chúng không có chủ nhân, thoạt nhìn chúng không có vẻ liên hệ chút gì với chúng ta. Có ích gì khi cúng dường một cách tâm tưởng cái không phải là của chúng ta? Nhưng Abhidharma có nói, “Mọi hệ thống thế giới là kết quả của nghiệp.” (19) Và theo Đi vào Trung Đạo:

Vô số chúng sanh và vũ trụ

Được tạo ra bởi tâm.

Tất cả những vũ trụ và chúng sanh là kết quả của nghiệp.

Vũ trụ mà chúng ta đang ở và tri giác về nó mà chúng ta chia sẻ với nhau là những kết quả của nghiệp chung. Cũng thế, những nơi chốn mà chúng ta sẽ kinh nghiệm trong những tái sanh tới sẽ là hậu quả của nghiệp mà chúng ta chia sẻ với những chúng sanh khác sống ở đó. Những hành động của mỗi chúng ta, người hay loài không phải người, đã góp phần vào thế giới chúng ta đang sống. Tất cả chúng ta đều có một trách nhiệm chung đối với thế giới của chúng ta và liên hệ với mỗi cái trong đó. Đây là lý do tại sao chúng ta có thể đem nó để cúng dường.

Tiếp theo đến ngành lễ kính.

24. Đến chư Phật quá khứ, hiện tại và khắp cả tương lai,

Đến giáo pháp và tăng đoàn thiêng liêng

Với thân thể số nhiều như bụi nhỏ

Khắp cả pháp giới con xin lễ lạy.

Lễ lạy là cái đối trị với kiêu căng và tự phụ. Trước khi những vị thầy bắt đầu giảng dạy, các ngài lễ lạy cái ngai trên đó các ngài sẽ ngồi. Các ngài làm thế như một sự bảo vệ với tự phụ. Ở đây chúng ta phải phân biệt giữa tự phụ và tự tin. Tự phụ là không đáng ưa, trong khi chúng ta cần có tự tin và sức mạnh bên trong đến từ nó.

Quy y đi trước ngành sám hối.

26. Cho đến khi tinh túy của giác ngộ đạt được,

Con tiếp tục quy y nơi tất cả chư Phật;

Cũng thế, con quy y trong Pháp

Và toàn thể chư Bồ tát.

Để làm một sám hối đích thực, cần phải làm với bốn năng lực. Cái thứ nhất là năng lực của chỗ nương dựa, đó là quy y Tam Bảo và phát sinh Bồ đề tâm. Năng lực thứ hai đòi hỏi sự hối tiếc sâu xa và thành thật với mọi hành động xấu chúng ta đã làm cho tới hôm nay và những thức tình tiêu cực chúng ta đã phóng túng. Năng lực thứ ba là quyết định không bao giờ phạm lại những hành động xấu ấy nữa, dầu phải trả giá bằng cả cuộc sống chúng ta. Thứ tư là năng lực của những cái đối trị, như là lễ lạy, trì chú, và những thực hành tịnh hóa đặc biệt.

Khi nghĩ đến những hậu quả của những hành động xấu, chúng ta nên làm cho sự sám hối của chúng ta sâu xa hơn và mạnh mẽ hơn bằng cách suy nghĩ đến sự không tránh khỏi của cái chết và đến sự không chắc chắn khi nào nó xảy ra. Khi chúng ta sắp chết, tương lai của chúng ta sẽ được định đoạt chỉ bởi những hành động tốt và xấu chúng ta đã làm.

33. Thần chết thật phản phé không lường !
Dù điều chúng ta phải làm đã được làm hay chưa,
Chúng ta không thể nán lại. Trong đau yếu hay khi khỏe mạnh,
Chúng ta không thể tin vào mạng sống chớp nhoáng, lập lòe của chúng ta.

34. Chúng ta phải đi khỏi đời này bỏ lại mọi thứ,
Nhưng tôi, do không có ý thức và thận trọng,
Vì bạn cũng như vì thù,
Đã tự đem lại biết bao điều xấu ác.

35. Những kẻ thù của tôi cuối cùng cũng không còn,
Những người bạn của tôi và chính cả tôi
Rồi sẽ ngừng hiện hữu.
Và mọi thứ như thế đều có số mệnh là hủy diệt.

38. “Chính tôi sẽ thình lình ra đi,”
Những tư tưởng như thế luôn luôn cách xa tôi,
Và bởi thế, với ghét, tham và vô minh,
Tôi là nguyên nhân của nhiều lầm lỗi.

Nếu chúng ta nghĩ về cái chết theo cách này, chúng ta sẽ tự nhiên hối tiếc những hành động tiêu cực trong quá khứ của chúng ta và muốn sám hối chúng tức thời, cảm thấy khó chịu cho đến khi nào hoàn toàn làm sạch được chúng. Chính với một cảm giác khẩn cấp như vậy trong tâm thức mà Shantideva nói:

47. Như thế từ ngày hôm nay trở đi, con xin quy y
Với chư Phật, những bậc Bảo Vệ của chúng sanh lưu lạc,
Những bậc làm việc cho điều tốt của mọi loài đang sống,
Những bậc đại lực giải tan mọi sợ hãi cho chúng sanh.

Đức Phật ban cho chúng ta sự quy y đã chiến thắng bốn thứ ma: năm ấm, những thức tình tiêu cực, cái chết và sự kiêu mạn. (20) Tuy nhiên chúng ta không chắc nương dựa được vào sự bảo vệ của ngài nếu không có đại bi của ngài. Từ lúc ngài phát Bồ đề tâm đến khi ngài đạt đến giác ngộ, đức Phật không bao giờ ngừng làm việc vì sự lợi lạc của những người khác, thuận theo những khả năng cá nhân và những nguyện vọng của họ. Vì lý do này ngài được biết như là bậc Bảo Vệ của Chúng Sanh. Chính là nơi đức Phật đại lực, đại bi này, bậc có thể giải tan mọi sợ hãi, mà từ nay chúng ta nương dựa. Chúng ta cũng quy y những lời dạy của ngài và chúng hội Bồ tát thông tỏ những lời dạy này.

Về sự quy y Phật, Dignaga (21) mở đầu tác phẩm Khái Lược Luận Lý của ngài như sau:

Ngài đã trở thành đáng tin cậy và biết làm sao để giúp đỡ chúng sanh:
Con đảnh lễ Phật, bậc Thiện Thệ, bậc Bảo Vệ.

Chúng ta hiểu đáng tin cậy là người thoát khỏi khổ đau, sợ hãi và biết làm sao giải thoát cho những người khác. Vị ấy giúp đỡ tất cả chúng sanh một cách vô tư, không thiên vị và với đại bi, bảo vệ tất cả khi cần. Tuy nhiên, ngài không xuất hiện một cách tự nhiên và không có nguyên nhân nào, như một đấng sáng tạo vĩnh cữu. Ngài không phải từ vô thủy đã là đáng tin cậy. Ngài đã trở thành một chỗ nương dựa đáng tin cậy như là một kết quả của những nguyên nhân và điều kiện xác định, chủ yếu là mong muốn của ngài giúp đỡ những người khác. Khi bản thân đức Phật còn là một chúng sanh bình thường, muốn được hạnh phúc và không khổ đau, ngài hiểu rằng những cảm giác này được chia sẻ bởi mọi người khác, và ngài đã xúc động bởi lòng đại bi muốn giải thoát họ khỏi lo buồn và đem cho họ hạnh phúc.

Nhưng để giúp đỡ những người khác, chỉ muốn làm thế thì không đủ. Thật vậy, những tư tưởng vị tha có thể trở thành một ám ảnh và làm tăng lo âu của chúng ta. Khi những tư tưởng tốt đẹp và tích cực được kết hợp với trí huệ, chúng ta biết làm sao để giúp đỡ chúng sanh có hiệu quả và có thể thực sự làm thế. Đức Phật, tràn ngập bởi tâm bi, thấy chúng sanh khổ đau như thế nào, và biết rằng nguyên nhân nỗi khổ của họ là sự hỗn loạn không kiểm soát của tâm thức họ, ngài đã biết làm sao giúp đỡ họ. Ngài đã biết rằng tâm thức họ không được kiểm soát, rốt ráo chỉ vì vô minh, sự tin tưởng lầm lẫn vào sự có thực của sự vật. Ngài cũng đã biết làm sao giải trừ vô minh này bằng trí huệ về tánh Không. Vì một đức Phật là người biết như thế nào giúp đỡ chúng sanh bằng cách chỉ cho họ điều họ cần làm và điều họ cần tránh, và trên hết, là người phát giác cho họ trí huệ chứng ngộ tánh Không.

Vì mục đích này Phật Thích Ca Mâu Ni dạy con đường có cấp độ là Bốn Chân Lý Cao Cả với mười sáu phần phụ của chúng.(22) Trước tiên ngài nhóm họp quanh mình những người chưa bắt đầu con đường và làm cho tâm thức họ trưởng thành bằng cách phát hiện cho họ vô thường và khổ, xoay tư tưởng họ khỏi sanh tử. Rồi ngài giải thoát cho những người đã trưởng thành như vậy bằng cách dạy họ sự không thực của những sự vật, làm cho sự thấu hiểu tánh Không sanh khởi nơi tâm thức họ và dẫn dắt họ đến giải thoát tối hậu.

Chúng ta gọi Phật là Đạo sư của chúng ta bởi vì ngài chỉ cho chúng ta cái gì cần tránh và cái gì cần nắm lấy. Bản thân ngài đã khai triển trí huệ tối thượng thấu hiểu tánh Không đến mức độ mọi tri giác nhị nguyên đã biến mất, và sự chứng ngộ của ngài là viên mãn. Trên nền tảng kinh nghiệm của chính ngài, ngài có thể xua tan mọi khổ đau cho những người khác và ban cho họ chỗ nương dựa. Tuy nhiên, cũng như trong đời thường chúng ta không tin người nào cho đến khi chúng ta đã kiểm nghiệm điều người ấy nói là đáng tin cậy và chân thật, theo cách ấy, chúng ta cần khảo sát những lời dạy của Phật cẩn thận trước khi chấp nhận. Nói chung, những lời dạy này có hai phạm trù: những cái chỉ cho làm thế nào đạt được hạnh phúc tạm thời trong các tái sanh cao và những cái dạy cho con đường đến tự do tối hậu của Phật tánh.

Kinh Viếng Thăm Lankara nói đến năm thừa: thừa của con người và chư thiên; thừa của Brahma (Phạm thiên); thừa của Thanh Văn ;thừa của Độc Giác Phật ;và thừa của Bồ tát. Hai thừa đầu là chung cho cả Phật giáo và không phải Phật giáo. Ba thừa sau là đặc biệt của con đường Phật giáo với những lời dạy của chúng về tự do tối hậu và tánh Không, nó là cái chúng ta thường quy chiếu vào khi chúng ta nói đến giáo lý của Phật.

Khi chúng ta khảo sát một lời dạy chúng ta cần phân tích những điểm chính. Nếu chúng đứng vững trước sự phân tích và chứng tỏ là đúng, bấy giờ những mâu thuẫn bề ngoài trong những chi tiết nhỏ là quan trọng thứ yếu. Như có nói trong Khảo Luận Về Luận lý:

Nếu điểm chính là đáng tin cậy,
Cái còn lại là thứ yếu.
Và chính đức Phật nói:

Hỡi chư tăng, cũng như khảo sát vàng để biết phẩm chất của nó,
Các ông cần đem lời ta mà khảo nghiệm.
Một người trí không chấp nhận chúng chỉ vì kính trọng.

Chớ nhận lấy lời Phật y theo chữ nghĩa do sự tôn kính. Hãy khảo sát chúng và kính trọng chúng chỉ khi các bạn đã thấy lý do chắc chắn để làm thế. Dĩ nhiên, niềm tin thì rất quan trọng cho sự thực hành tâm linh, nhưng sự sùng mộ mù quáng vào đức Phật thì không đủ. Chúng ta phải có những lý do vững chắc cho sự kính trọng những lời dạy của ngài. Trong Phật giáo, và đặc biệt trong giáo lý Đại thừa, sự thẩm xét có lý luận có tầm quan trọng lớn lao.

Những khảo luận về luận lý Phật giáo nói về quả và hai phương diện của nó: phương diện biểu lộ và phương diện che đậy. Đối với những người bình thường chúng ta, quả của Phật tánh vẫn nằm trong tối. Nếu chúng ta muốn thấu hiểu nó mà không lạc đường, chúng ta phải dùng con đường hợp nhất phương tiện và trí huệ, vì nó đặt nền trên những nguyên lý vững vàng và phản ánh bản tánh thực sự của sự vật.

Để thực hành đúng, dầu chúng ta theo con đường nào, chúng ta phải không bao giờ đi ngược lại lẽ thường. Trong Phật giáo có nhiều lời dạy khác nhau cho chúng sanh với những khuynh hướng và cấp độ lãnh nhận và thông minh khác nhau. Bởi thế tại sao có những thừa khác nhau của Thanh Văn, Độc Giác và Bồ tát. Cũng vì lý do đó, bốn trường phái triết học – Vaibhashika, Sautrantika, Chittamatra (Duy Thức) và Madhyamika (Trung Đạo) – và nhiều nhánh của chúng đã xuất hiện để đáp ứng với những khả năng trí lực khác nhau.

Đức Dalai Lama XIV

Trích: Một tia sấm chớp sáng trong đêm tối – Bô tát hạnh của Shantideva do đức Dalai Lama giảng giải
Việt dịch: Đoàn Phụng Mệnh

CHÚ THÍCH

16. Aryadeva (thế kỷ thứ hai) tiếp tục công trình của Nagar-juna và giải thích thêm những lời dạy của Trung Đạo.

17. Xem chương tám, trang 139, về một phương pháp truyền thống khai triển lòng bi và quan tâm đến những người khác bằng cách nhìn họ như cha mẹ của mình.

18. Cầu Nguyện Bảy Ngành là một thực hành để tịnh hóa chính mình và tích lũy công đức qua lễ kínhcúng dườngsám hối, vui theo công đức của những người khác, thỉnh cầu những lời dạy, cầu xin chư Phật và những vị thầy khác ở lại trong thế giới này, và hồi hướng công đức mình đến giác ngộ của tất cả chúng sanh.

19. Abhidharma là phần của những lời Phật dạy giải thích siêu hình học Phật giáo và những cấp độ trên con đường đến Phật tánh.

20. Danh từ Ma thường được dùng trong Phật giáo để chỉ mọi chướng ngại cho tiến bộ tâm linh. Những chướng ngại như vậy là những biểu lộ của tâm thức và nghiệp của chúng ta. Chúng không nên được nghĩ như là những chúng sanh thù ngịch đe dọa chúng ta từ bên ngoài.

21. Dignaga là một đạo sư Ấn Độ thế kỷ thứ năm hay thứ sáu.

22. Mười sáu phụ phân của Bốn Chân Lý Cao Cả là (1) chân lý về khổ: khổ, vô thườngtánh Không, và vô tự tánh; (2) chân lý về nguồn gốc của khổ: nguồn gốc của khổ, sự sanh ra, căn cứ thuộc về nguyên nhân, và những điều kiện; (3) chân lý của sự ngừng dứt: ngừng dứt, làm cho bình antuyệt hảo, và từ bỏ; (4) chân lý của con đườngcon đườnghiểu biếtthành tựu, và giải thoát.

Ôm Lấy Bồ Đề Tâm

Trong chương ba, đề cập đến sự phát Bồ đề tâm, Shantideva bắt đầu bằng sự tùy hỷ.

1. Tôi hạnh phúc và hoan hỷ trong đức hạnh
Nó giải thoát cho tất cả chúng sanh
Khỏi những lo buồn, sầu khổ
Và đặt những người tiều tụy này trong những cõi giới của phúc lạc.

2. Và tôi tùy hỷ trong kho tàng đức hạnh ấy,
Nó là nguyên nhân của trạng thái giác ngộ ;
Vui mừng tán thán sự tự do, không bao giờ mất,
Của chúng sanh đã thoát vòng khổ não.

3. Trong Phật tánh của các bậc Bảo Vệ, tôi hân hoan
Và trong những cấp độ của con cháu dòng dõi chư Phật.

4. Tâm thái này, đại dương bao la của công đức này,
Nó đem lại hạnh phúc và lợi lạc
Cho tất cả những gì đang sống:
Đó là niềm hân hoan và tất cả niềm vui của tôi.

Khi chúng ta tùy hỷ những phẩm tính tốt đẹp và những hành động tích cực của những người khác, chúng ta tích tập công đức cho chính chúng ta. Bằng cách tùy hỷ những hành động tích cực của chính chúng ta, chúng ta gia tăng và làm mạnh thêm hậu quả của chúng. Trái lại, nếu chúng ta khoe khoang vài phẩm tính tốt mà chúng ta có và ghen tuông với những phẩm tính của những người khác, chúng ta không xứng đáng ngay cả được gọi là những hành giả Phật giáo. Thế nên chúng ta phải tùy hỷ, hoan hỷ trong tất cả hành động tích cực, dù của chư Phật, Bồ tát hay của chúng sanh bình thường.

Tiếp theo đến sự thỉnh cầu chư Phật chuyển Bánh Xe Pháp và không vào niết bàn. Điều này được tiếp theo bởi hồi hướng công đức.

5. Bởi thế, con chắp hai tay, và cầu nguyện
Chư Phật ở khắp cả mười phương
Xin thắp lên ánh sáng Chánh Pháp
Cho những người mò mẫm lạc lõng trong cảnh giới tối tăm của muộn phiền.

6. Con chắp hai tay thành kính và thỉnh cầu
Chư Phật đã chiến thắng và vượt qua từ lâu
Khỏi sự chạm đến của phiền não: Xin chớ bỏ chúng con trong vô minh
Xin ở lại với chúng con trong vô số đời kiếp.

7. Tất cả những hành động này con đã thực hiện cho đến bây giờ,
Và đức hạnh con đã tích tập như thế –
Nguyện cho tất cả khổ đau của mỗi một chúng sanh
Nhờ đó được xua đi và tiêu diệt.

Bây giờ bắt đầu sự phát sinh thực sự của Bồ đề tâm, vừa cả nguyện vọng và cả áp dụng:

23. Như những bậc, trong quá khứ đã đi đến an lạc,
Đã từng hình thành thái độ tỉnh giác của tâm
Và trong những giới hạnh của Bồ tát
Từng bước an trụ và tu hành,

24. Cũng thế, vì lợi lạc của tất cả chúng sanh
Tôi phát sinh thái độ này của tâm,
Và trong cùng những giới hạnh đó
Từng bước tôi sẽ an trụ và tu hành.

Bồ đề tâm nguyện vọng là lời thệ nguyện phát sinh cùng một ý định như chư Phật và chư Bồ tát trong quá khứ. Áp dụng là lời thệ nguyện để hoàn thành, như chư vị đã làm, tất cả những hoạt động của con đường đưa đến giác ngộ, vì sự lợi lạc của tất cả chúng sanh.

Hôm nay chúng ta sẽ chỉ phát lời thệ nguyện về nguyện vọng. Để làm điều này, chúng ta sẽ đọc chương thứ hai và thứ ba của Bồ Tát Hạnh cho tới dòng hai của bài kệ 23. Hãy cố gắng tập trung vào ý nghĩa và sau đó tùy hỷ với điều mà chúng ta đã làm.

Để nhận lấy lời thệ nguyện này, chúng ta nên quán tưởng rằng trước mặt chúng ta là đức Phật và tám đệ tử thân cận của ngài,(23) sáu món trang sức (24) và hai bậc thầy tối thượng,(25) trong đó có Shantideva ; và tất cả những bậc thầy đã thành tựu của truyền thống Phật giáo, đặc biệt là các vị nắm giữ dòng truyền thừa của các phái Sakya, Gelug, Kagyu và Nyingma của Tây Tạng – thực sự là chư Phật và chư Bồ tát. Cũng quán tưởng chúng ta được bao quanh bởi tất cả chúng sanh trong vũ trụ. Với sự quán tưởng này, bây giờ chúng ta sẽ đọc Cầu Nguyện Bảy Ngành.

18. Nguyện tôi là người bảo vệ cho những người không có người bảo hộ.
Người hướng dẫn cho những người đang đi trên đường;
Với những người muốn băng qua dòng sông,
Nguyện tôi là một con thuyền, một chiếc bè, một cây cầu.

19. Nguyện tôi là một hòn đảo cho những người mong mỏi cập bến,
Một ngọn đèn cho những ai mong ngóng ánh sáng ;
Là một cái giường cho những ai cần chỗ ngơi nghỉ
Nguyện tôi là một nô lệ cho tất cả những ai cần tôi tớ.

20. Nguyện tôi là viên ngọc như ý, một cái bình sung túc,
Một lời thần chú, và món thuốc tối cao.
Nguyện tôi là những cây đầy phép lạ,
Và với tất cả chúng sanh, là con bò không cạn nguồn sung mãn.

21. Cũng như đất đai và những nguyên tố khác,
Tồn tại như bản thân hư không tồn tại,
Cho vô số vô biên chúng sanh đang sống,
Nguyện tôi là nền đất và phương tiện cho đời sống của họ.

22. Như thế, đối với mỗi chỉ một vật gì đang sống,
Trong con số như vô biên cây số của bầu trời
Nguyện tôi là sự nuôi sống và chất bổ dưỡng của họ,
Cho đến khi tất cả họ vượt qua khỏi những biên giới của khổ đau.

Hai dòng cuối này rất mãnh liệt, phải thế không? Đời sống của rất nhiều chúng sanh dựa và sự có mặt của năm nguyên tố (năm đại), nên chúng ta hãy nghĩ : Như trái đất, nguyện tôi nâng đỡ chúng sanh nhiều như không gian bao la. Và bao lâu họ chưa đạt đến giác ngộ, nguyện tôi hiến mình hoàn toàn cho hạnh phúc của họ. Chúng ta hãy lập một mong muốn chân thành đạt đến Phật tánh vì họ và thệ nguyện không bao giờ bỏ mất ý tưởng này. Nếu một số trong các bạn không phải là người Phật giáo hay cảm thấy không thể giữ một lời nguyện như vậy, bấy giờ các bạn chỉ cần nghĩ, Nguyện cho tất cả chúng sanh hoan hỷ. Những người trong các bạn muốn nhận lời thệ nguyện về nguyện vọng này, xin đứng thẳng lên, hay quỳ trên đầu gối phải, và chấp hai tay. Lập lại theo tôi, ba lần, những dòng tôi vừa đọc bằng tiếng Tây Tạng. Đây là hai dòng đầu của câu 23 và 24, bắt đầu bằng “Những bậc Thầy, chư Phật, chư Bồ tát, xin hãy nghe !”

Tôi đã quán tưởng đức Phật trước mặt tôi, và các bạn nên xem tôi là một loại sứ giả hay trung gian. Hãy nhìn thấy chúng ta đang được bao quanh bởi tất cả chúng sanh trong vũ trụ và phát sinh tâm bi đối với họ. Hãy nghĩ đến đức Phật và hãy cảm thấy sùng mộ lớn lao với ngài. Bây giờ, với tâm bi và sùng mộ, cầu nguyện, “Nguyện tôi đạt đến Phật tánh !” và tụng đọc :

Những bậc Thầy, chư Phật, chư Bồ tát, xin hãy nghe !
Như các ngài, trong quá khứ đã đi đến phúc lạc,
Đã từng phát Bồ đề tâm
Cũng thế vì lợi lạc của chúng sanh
Tôi sẽ phát tâm giác ngộ đúng y như vậy.

Khi đọc tụng những dòng này ba lần, đến câu, “Tôi sẽ phát tâm giác ngộ đúng y như vậy,” hãy nghĩ rằng các bạn đã phát Bồ đề tâm này trong chiều sâu thẳm của lòng bạn, trong tận tủy của xương cốt các bạn, và rằng các bạn sẽ không bao giờ từ bỏ lời hứa này.

Theo truyền thống, bây giờ chúng ta đọc tụng chín bài kệ chót của chương như một kết luận cho sự mang nhận lời nguyện.

Bây giờ chúng ta đã mang lời nguyện này, chúng ta nên cố gắng là những con người tốt trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Chẳng hạn, chúng ta không nên làm ra vẻ rất dễ thương khi chúng ta đang ở trong rạp này và lại bắt đầu chiến đấu chống lẫn nhau ngay khi ra khỏi! Từ bây giờ trở đi chúng ta nên cố gắng có một tâm tính tích cực và tốt lành: chúng ta sắp sửa được hạnh phúc trong đời sống. Tôi thực sự nghĩ rằng tương lai tùy thuộc vào phẩm chất của tâm thức mình, vào một tâm tốt. Bởi thế chúng ta phải cố gắng là người tốt và là những kiểu mẫu tốt cho những người chung quanh. Sự chủ động để làm giống như vậy phải đến từ mỗi người trong chúng ta một cách cá nhân.

Cám ơn tất cả các bạn đã lắng nghe rất cẩn thận. Bản thân tôi cố gắng thực hành Bồ đề tâm trong mọi hoàn cảnh, và tôi cố gắng càng nhiều càng tốt khuyến khích những người khác cũng làm như thế. Tôi thấy đây là một thực hành nó hoàn toàn không có nguy hiểm và đem lại lợi lạc khổng lồ

Đức Dalai Lama 14

Trích: Một tia sấm chớp sáng trong đêm tối – Bồ tát hạnh của Shantideva do đức Dalai Lama giảng giải
Việt dịch: Đoàn Phụng Mệnh

Viên ngọc như ý của sự Hồi hướng

NAMO GURU DEVA DAKINI HUNG.

Bây giờ ta giải thích Kho Tàng Như Ý Các Viên Ngọc Quý,
Phương pháp hồi hướng các thiện căn nhiều vô số,
Bất cứ công đức nào con đã tích lũy, sẽ tích lũy, hay công đức con đang hoan hỷ.
Về giác ngộ vô thượng vô biên.

Lành thay, giờ đây hãy hoan hỷ với quyết định hồi hướng các thiện căn này được làm cho một người đặc biệt về trạng thái vô thượng của giác ngộ! Để cho điều này được hoàn thành, quan trọng là có ba yếu tốcông đức được hồi hướng, người nhận, và ý tưởng hồi hướng.

Đối với người thực hành Mật thừa, người thầy được xem là ruộng công đức thanh tịnh như Shri Guhyasamaja nói:

Lúc bắt đầu của bất kỳ dâng cúng nào,
Để qua một bên mọi sự dâng cúng khác
Và bắt đầu sự dâng cúng đến thầy con,
Bởi vì làm vui lòng ngài con sẽ đạt đến thành tựu,
Trạng thái cao cả của toàn giác.

Theo các kinh, Tăng già là phước điền thanh tịnh. Như Kinh Tăng Trưởng Công Đức nói:

Là kho tàng của mọi giáo lý
Và người mở ra mọi cánh cửa,
Những vị thành viên của Tăng đoàn
Là Tăng già được mọi người cúng dường.

Trong ý nghĩa tổng quát, Tam Bảo được chấp nhận là phước điền thanh tịnh.

Không có bậc thầy nào như Phật
Không có sự bảo vệ nào như Pháp
Không có ruộng nào như Tăng
Như thế tôi dâng cúng cho Tam Bảo!

Một kinh nói: “Các người theo các thừa thấp xem cánh đồng cao quý là tối thượng. Ví dụ, khi con gieo giống – nhân – trong một cánh đồng tuyệt hảo, và cẩn thận nuôi dưỡng chúng bằng bón phân, băm nhỏ đất…, bấy giờ, ngũ cốc – quả – sẽ dồi dào. Cũng như thế, quả sẽ nhân thêm nhiều lần nếu cánh đồng của phước đức đuợc thanh tịnh.”

Các người theo Đại thừa nhìn các người nhận thấp kém là quan trọng hơn và nâng đỡ những người tàn tật, bị khước từ, và không bè bạn. Một đoạn kinh nói:

Những người tuyệt vọng và cô đơn
Người bệnh hoạn và tàn tật
Người già, ốm yếu, giác quan hư hỏng,
Người nghèo khó, người đói cơm, và người xin ăn
Bồ tát phải nâng đỡ những người không ai che chở đó.

Với những người nhận thanh tịnh này, hoặc cao hay thấp, đồ vật chúng ta dâng cúng trong trường hợp người nhận là cao hơn là thực sự có mặt hay tạo ra bằng tâm thức.

Với mây cúng không gì sánh của Phổ Hiền,
Thực có và tâm thức tạo ra,
Bao la và tràn đầy trong không gian thanh tịnh
Con cúng dường ngài với một đại dương dâng cúng bên ngoài, bên trong và bí mật. (29)

Có dạy rằng người ta phải bố thí những món cần thiết chúng không bị nhiễm ô bởi tà hạnhtà mạng, cho những người nhận bậc thấp bằng sự cúng dường bốn thứ, như kinh nói:

Không phải là phẩm vật từ trộm cướp hoặc của thường trụ,
Không phải là vật có hại,
Mà là thứ quý giá và vui thích
Và, tốt nhất, là thứ cần đến.

Hơn nữa, có nói rằng:

Giúp đỡ người nghèo và tàn tật
Với bốn loại cúng dường
Thực phẩm dự trữ và thứ đẹp mắt
Nhưng không phải là đồ vật có lẫn tà hạnh hay võ khí,
Cũng không là thức ăn nhiễm độc bởi sự kiếm được bất tịnh.

Hãy tự thúc đẩy con trong lối này, với một thái độ thanh tịnh đối với phước điền thanh tịnh. Làm phát sanh niềm tin vào các người ở trên, lòng bi với các người ở dưới, và tâm thức giác của giác ngộ. Có nói rằng:

Thúc đẩy bằng niềm tin và lòng thương xót,
Cúng dường cho người khác với thái độ giác ngộ.
Hướng dẫn bởi hồi hướng và thiện nguyện
Và niêm bằng cách không ý niệm hóa ba luân. (30)

Cũng có nói:

Khi có một thái độ thanh tịnh
Đối với mọi vật thanh tịnh
Hãy cúng dường vật tốt nhất.
Khi con hồi hướng chúng về trạng thái của thừa tối thượng
Và đóng dấu bằng cách không ý niệm hóa ba luân,
Sự hồi hướng này là siêu tuyệt nhất.

Theo cách này, sự tích lũy công đức được tạo ra do đối tượng liên hệ, phẩm vật, và thái độ hồi hướng. Bây giờ những công đức này được hồi hướng đến cái gì? và chúng được hồi hướng cho nguyên nhân hay cứu cánh nào?

Trích dẫn Đại Mẫu Bát Nhã ba la mật: “Bồ tát hồi hướng mọi công đức hay thiện căn về trạng thái toàn giác viên mãn, và không phải về trạng thái Thanh Văn hay Bích Chi Phật.”

Như thế, hồi hướng đến nguyên nhân cho sự đắc quả toàn giáctrạng thái Phật tánh biết tất cả. Padmavajra nói về các loại đạo sư để hồi hướng:

Những vị thấu rõ trạng thái bổn nhiên của cái thấy,
Là đệ tử trong đại định
Sở hữu tâm giác ngộ và đại bi
Và mọi dấu hiệu của bậc siêu xuất

Các thiện tri thức cao cả như vậy
Là những bậc thầy siêu việt để hồi hướng công đức
Tốt nhất là khi đã gặp một vị thầy như thế; nếu không, có nói rằng:
Với người nào có đức tin và quyết tâm tối thượng
Phật sẽ đích thân hiện diện

Và,

Vào đúng thời gian, như khi trăng non, trăng tròn và ngày mùng tám,
Hãy hồi hướng thiện căn trong sự hiện diện của Tam Bảo.

Cũng có thể hồi hướng trước bàn thờ Tam Bảo.

Tiếp theo, sự hồi hướng được làm cho ai? Chớ hồi hướng cho một người nhất định, nhưng cho tất cả chúng sanh mà đầu hết là những người đại loại. (31) Như có nói:

Trực tiếp và cũng gián tiếp
Chỉ làm vì lợi ích của chúng sanh
Cho tất cả hữu tình
Con phải hồi hướng mọi công đức cho sự giác ngộ của họ.

Với một người còn sống, chỉ đơn giản dùng tên; với người đã chết, hãy dùng “đại loại.”

Khi hồi hướng cho tất cả chúng sanh mà đầu hết là một người cụ thể, hãy chỉ cho người ấy bằng cách nói rằng:

“Giữ cho thân tâm bạn thành kínhchắp tay lại và tưởng tượng rằng trong bầu trời trước mặt bạn, vị thầy chính của bạn đang ngồi, và bậc điều ngự siêu việt, bậc chiến thắng, Đức Phật Thích Ca Mâu Nitrang nghiêm với các tướng chính và phụ, bao quanh bởi tất cả chư Phật và Bồ tát của mười phương, cũng như bởi các guru, yidam, dakini, và các hộ phápCúng dường thân bạn và sự thịnh vượngquyền lực và vinh quang, và mọi thiện căn, nghĩ rằng: ‘Mong tất cả chúng sanh mà đầu hết là những người ‘đại loại như thế’ được đạt đến giác ngộ tối thượngchân thật và viên mãn, con hồi hướng mọi thiện căn có từ công đức và trí huệ đã tích lũy được và tất cả các thứ khác từ vô thủy sanh tử.’ Với một giọng tôn kính, lập lại các hồi hướng.”

Nếu hồi hướng được làm cho một người nào khác, thì chữ “bạn” được thay thế (bằng “con”). Nếu có tăng chúng bốn vị hiện diệnthỉnh cầu các vị thêm vào các thiện nguyện của các vị. Vị thầy phải đích thân tập trung vào quyết định này mà không chao động khỏi lời nói và ý nghĩa của chúng:

“Chư Phật và Bồ tát trụ khắp mười phương, xin chiếu cố đến… Các vị Guru và hóa thần của mạn đà la Bổn tôn, xin hãy chiếu cố.

“Các thiện căn được tạo bởi vô thủy sanh tử từ bố thítrì giớithiền định v.v… mà ông bà X, Y đã tạo được, bảo người khác tạo, hay tùy hỷ với công đức người khác tạo, và các thiện căn từ phước đức và trí huệ do thân ngữ ý trong đời này hay đời sau – cũng như mọi thánh nhân đã thành tựu trong thần lực của chân lý đã làm, tôi trọn vẹn hồi hướng chúng như là nguyên nhân cho giác ngộ vô thượngchân thật và viên mãn để cho ông bà X, Y cũng như cho tất cả chúng sanh.”

Nếu sự chứng ngộ của người được hồi hướng thì cao hơn của con hay nếu đó là một đại sư, hãy thỉnh cầu chứng giám và đổi cứu cánh của hồi hướng và nguyện vọng cho sự lợi lạc của tất cả chúng sanh như sau:

“Mong rằng mọi chúng sanh đầu hết là……… nhanh chóng đạt đến trạng thái quý giá của giác ngộ tối thượng chân thật và viên mãn.”

Đọc nó làm ba lần, nói tiếp:

“Cho đến khi hoàn thành mục tiêu của nguyện vọng, trải qua mọi đời và kiếp tái sanh, mong rằng tất cả chúng sanh đạt được mức độ trời hay người trong các cõi cao, không bị đứt đoạn bởi các tái sanh nào khác.

Mong rằng họ có mọi phẩm tính của một tái sanh cấp cao gồm tính cách cao thượng nhất.

Mong rằng họ gặp được thiện tri thức truyền thừa dòng phái của các bậc thầy cao cả, và được chấp nhận làm đệ tử.

Hoàn thành ba lối làm đẹp lòng, (32) mong rằng họ hưởng thụ sự thịnh vượng của các giáo lý không gì sánh của tối thượng thừa qua văn, tư, tu.

Qua sự có được chỗ ở tốt, đồng bạn, và điều kiện tốt đẹp, mong rằng họ rộng chuyển bánh xe Pháp sâu xa và thanh tĩnh của tối thượng thừa.

Qua hoạt động bi mẫn vô lượng cùng với từ ái vô biên của tâm giác ngộ, mong rằng họ thành tựu lợi lạc cho hữu tình một cách không cần cố gắng và tự nhiêngiáo hóa mỗi người trong con đường nào thích hợp.

Du hành trong đại dương trùm khắp của các cõi Phật vô biên, gồm những mạn đà la của những guru, yidam và dakini, mong rằng họ được hộ trì bởi sự thành tựu của các công đức của họ. Mong rằng họ đi vào trong tạng của mọi tích tập này! Mong rằng họ đi theo dấu chân của các ngài! Mong rằng họ đồng đẳng với Chư Phật trong chứng ngộđại bicông đức và hoạt động!

Trên con đường thực hiện điều này, mong rằng mọi yếu tố xấu xa và đối nghịch như là khó khăn, chướng ngạiphóng dật, lười biếng, tà hạnh và lỗi lầm đều lặng mất. Mong rằng họ có được những hoàn cảnh tuyệt hảo và dồi dào các phẩm tính an vui và hạnh phúc như : sống lâu, sức khỏebề ngoàihấp dẫnniềm tin sâu xa, trí óc nhạy bén, đại bisinh lực mạnh mẽ, thịnh vượngvui vẻ bố thí, các thệ nguyện samaya thanh tịnhgiới luật hoàn hảo v.v…”

Nếu sự hồi hướng và nguyện vọng được làm cho một người quá cố, đến lúc này hãy cử hành lễ nghi tịnh trừ chướng ám. Nếu nó để dành cho một người sống, thì nói một nguyện vọng thích hợp nào khác, như sau đây:

“Trong đời này mong rằng họ được trường thọsức khỏe tốt, sung túc và tốt đẹp.

Mong rằng mọi bệnh tật và ảnh hưởng xấu, ác hạnh và che chướng, vi phạmlỗi lầm và bất hạnh, các chướng ngại bên ngoài và bên trong của chúng, mọi năng lực xấu và bất hòa đều được yên tịnh!

Mong rằng họ an trụ trong Pháp với tư tưởnglời nói và hành vi, và khi hân thưởng những lời không tỳ vết của các bậc Điều Ngự, mong rằng mọi ước mong của họ được viên thành, như họ đã có viên ngọc như ý!

Vào lúc chết, mong rằng họ không phải chịu đựng sự đau khổ do sinh lực bị đứt đoạn, mà mọi trạng tháiý niệm của phiền não đều lắng dịu, và họ nhớ lại vị Guru và Tam bảo một cách hoan hỷ và thích thú.

Mong rằng họ hoàn toàn được che chở bởi tâm trí huệ cùng với đại bi của tất cả các bậc thánh, các vị là đối tượng tối cao cho sự quy y.

Mong rằng họ hoàn toàn không phải chịu đựng sự sợ hãi và khủng khiếp của trung ấm, và mong rằng mọi cánh cửa vào các cảnh giới thấp đều được đóng lại.

Như là cái tối hậu, mong rằng họ sớm đạt đến trạng thái quý giá của giác ngộ vô thượngchân thực và viên mãn.

Với sự ban phước của ba thân giác ngộ của Phật,
Với sự ban phước của chân lý bất biến của Pháp tánh,
Với sự ban phước của guru, yidam, và dakini,
Mong rằng sự hồi hướng của con được thành tựu.
Mong rằng mọi mong muốn của con thành hiện thực.”

Nói vậy xong, chấm dứt bằng cách đóng dấu ấn niêm phong với sự thanh tịnh ba luân của vô niệm.

Có công đức vô biên khi niêm ấn với sự hồi hướng quý giá trong cách này và phát lên những lời nguyện toàn hảo. Kinh Thỉnh Cầu Bởi Trí Bất Đoạn nói:

Như một giọt nước rơi vào đại dương
Sẽ không khô mất cho đến khi nào đại dương khô cạn,
Cũng cách ấy, công đức hồi hướng trọn vẹn đến giác ngộ
Sẽ không tan biến trước khi đạt đến giác ngộ.

Kinh cũng nói rằng:

Trong sự hiện diện của Tam Bảo,
Hóa thần, thầy con, hay tương tự,
Với niềm tin, gom góp các sự tích tập
Và phát những nguyện vọng rộng lớn như thế.
Công đức ấy không thể nghĩ bàn.

Đã gom góp các sự tích lũy công đức và trí huệ, các khuyết điểm của sự không niêm dấu ấn với sự hồi hướng quý báu được diễn tả như là bốn nguyên nhân của sự khô kiệt:

Sau khi tạo được một thiện căn,
Mà không hồi hướnghồi hướng sai lầm,
Khoe khoang nó với người khác, hay cảm thấy hối tiếc;
Đó là bốn nguyên nhân làm khô kiệt.

Bởi thế, cần yếu hồi hướng theo cách sau.

Tưởng tượng rằng những tia sáng rực rỡ phóng ra từ trung tâm trái tim của Phật và chạm đến thân, ngữ, ý của những chúng sanh được hồi hướng cho, tẩy sạch hoàn toàn các ác nghiệp, che ám, tội lỗi của họ. Họ trở thành những khối cầu ánh sáng chúng tan vào trung tâm trái tim của Phật. Phật và thánh chúng tan biến vào hư không nền tảng, như một cầu vồng tan giữa bầu trời. Ấn niêm như thế, bằng cách không ý niệm hóa ba luân, trở thành sự hồi hướng chân thật và tối thượng.

Như Đức Di Lặc đã nói:

Sự hồi hướng phi thường, tròn đủ
Cái cao trổi nhất để cử hành
Là thái độ tự do khỏi sự trụ vào danh tướng,
Tức là không có vô minh.

Ngài nói thêm:

Hơn nữa, sự hồi hướng vô thượng
Là hiểu biết thấu triệt rằng không có bản tính thực
Trong công đức được tạo ra, trong quả của nó
Trong người được hồi hướng hay trong hành động hồi hướng.

Bởi thế, hãy chôn cất mọi công đức được tạo ra cho một định hướng đặc biệt như một mỏ kho tàng vô tận, và hoàn thành nó bằng cách ấn niêm nó với sự hồi hướng của Đại thừa. Rồi hãy tôn kính khi tùy hỷ niềm vui và sự biết ơn chân thành.

Đây là con đường được dạy. Samaya.

Nói một cách căn bản, khi muốn làm một sự hồi hướng, có ba điểm tổng quát:

  • sự hồi hướng bảo vệ toàn vẹn món quà công đức của người trao cho;
  • sự hồi hướng sau một thực hành đặc biệt của Mật thừa hay sau khi chuyển bánh xe Pháp thâm sâu; và
  • sự hồi hướng hoàn thành sự tích lũy công đức ở trong hư không nền tảng của tánh Giác bổn nguyên.

1. Cái thứ nhất xảy ra tức thời sau khi người trao cho ban tặng vật phẩm, hay ngay sau khi tùy hỷ nó. Hãy lập lại ba lần lời nguyện sau, hay một lời nguyện khác thích hợp:

Đảnh lễ tất cả Chư Phật và Bồ tát mười phương, xin hãy chiếu cố đến người hồi hướng này. Các đạo sư và tăng chúng thanh tịnh, xin hãy chiếu cố.

Như thiện căn này biểu lộ,
Mong rằng bất cứ công đức nào người trao cho tạo được trong suốt ba thời
Được hồi hướng về sự tăng trưởng rộng rãi của quả vô tận.
Mong rằng giác ngộ vô thượng sẽ nhanh chóng đạt được.

Cái thứ hai xảy ra vào lúc kết thúc của bất cứ sự nghiên cứu, chỉ dạy và thiền định bên ngoài hay bên trong nào, hay bất cứ cái nào của (mười) hoạt động tâm linhHồi hướng theo cách sau:

Đảnh lễ chư Phật và Bồ tát mười phương, các guru, yidam, dakini, và hóa thần mạn đà la, cùng với những hộ pháp của các ngài, xin hãy chiếu cố đến con!

Ở trong đại mạn đà la bao la của Phổ Hiền,
Mong rằng mọi thiện căn được tạo ra trong suốt ba thời,
Bởi Guru cầm kim cương và các vị khác,
Và bởi tất cả huynh, muội kim cương,
Trong công việc chuyển pháp luân rộng lớn,
Được hồi hướng đến sự đạt đến Phật tánh toàn mãn.
Mong rằng ai ai ở bất cứ đâu đều đạt đến trạng thái Phổ Hiền.

Hồi hướng trong cách này và ở trong trạng thái chân thật vô thượng của cái tối hậu.

3. Cái thứ ba xảy ra lúc kết thúc của bất cứ cái gì con muốn hồi hướng và bất kỳ lúc nào con hồi hướng, hay vào lúc chấm dứt của bất cứ loại hoạt động nào.

Hãy làm sự hồi hướng này từ trong trạng thái của ‘Đại Ấn’:

Các bậc Điều Ngự và đệ tử trong mười phương, xin hãy chiếu cố.
Mong rằng bất cứ công đức nào được tạo ra bởi tư tưởnglời nói và hành vi
Do chính con hay người khác trong tất cả chúng sanh
Trong ba thời quá khứhiện tại và vị lai,
Được hồi hướng về cõi giới vô biên của giác ngộ
Mong rằng quả tối cao của bản tánh vô thượng được đạt đến.

Lúc bắt đầu của bất kỳ loại hồi hướng nào, hãy quán tưởng Tam Bảo ở trước mặt con như sự chứng giám. Tưởng tượng rằng các vị chấp nhận con với các lời hồi hướng và nguyện lành. Tiếp theo, nói lên các lời hồi hướng trong khi ấn niêm bằng vô niệm cái con đang hồi hướng và các đối tượng của sự hồi hướngcông đức và người tạo của việc hồi hướng. Vào lúc cuối, an trụ trong trạng thái siêu việt khỏi lời nóitư tưởng và diễn tả, trong nó mọi hiện tượng của sanh tử và Niết bàn lúc ban đầu không sanh khởi, ở chặng giữa không dừng trụ và cuối cùng không diệt mất.

Samaya.

Các phương tiện thiện xảo này để đưa thiện căn công đức đến chỗ hoàn hảo là các lời dạy truyền miệng về hồi hướng có tên là Viên ngọc Như ý của Hồi Hướng, được vị vidyadhara Padmasambhava ban cho. Tôi, Tsogyal, viết lại chúng trong hình thức ghi chú và cất dấu chúng như là kho tàng bí mật Terma. Nguyện rằng chúng gặp người xứng đáng tiền định!

Dấu ấn cất dấu. Dấu ấn trao truyền. Dấu ấn kho tàng. Samaya. Dathim.

Sách này được khám phá từ động Lớn ở Puri do tôi, Sangye Dorje (Sangye Lingpa), một tín đồ khất thực của Đức Thích Ca Mâu Ni.

NHỮNG KHAI THỊ TỪ ĐỨC LIÊN HOA SANH VỀ CON ĐƯỜNG ĐẠI TOÀN THIỆN
Việt ngữ: An Phong

Nguồn: Viên ngọc như ý của sự Hồi hướng

Giới thiệu về phóng sinh

Phóng sinh là một phương pháp rất thực tiễn và có năng lực giúp kéo dài mạng sống khi một người chưa già nhưng đang trong tình trạng nguy hiểm có thể chết bất kỳ lúc nào. Việc thực hành [các pháp] về Tara Trắng, Namgyalma hay về một đấng giác ngộ nào khác dĩ nhiên cũng cần được thực hiện để cầu nguyện kéo dài tuổi thọ. Bệnh nhân cần nhận lễ quán đảnh về một vị Bổn tôn trường thọ (long-life deity) từ một vị Lama đạo hạnh, và sau đó chuyên tâm thiền định và trì tụng các mật chú phối hợp với vị Bổn tôn này. Để bảo đảm được kéo dài thọ mạng, người ta cũng thường làm các tsa-tsa để tịnh hóa nghiệp chướng.

Những cái chết được gọi là “oan uổng” khi người ta bất thình lình bị chết ngay cả khi họ còn đủ phước đức để sống lâu hơn nữa. Họ đã làm những thiện hạnh trong quá khứ nhờ đó đã tạo được nhân để lẽ ra được sống lâu hơn, nhưng đồng thời họ đã làm một hành vi bất thiện nặng nề do tâm vị kỷ thúc đẩy hay vì một trong những mê lầm khác nào đó thúc đẩy, và như vậy họ tạo nên chướng ngại cho cuộc sống, khiến phải chịu đựng cái chết. Một cái chết oan uổng có thể xảy ra do bệnh tật, tai nạn xe hơi hay một nguyên nhân nào khác.

Để phóng sinh, bạn hãy mua các con vật đang còn sống tại những nơi chúng chắc chắn sẽ bị giết hoặc bán cho người ta giết thịt, rồi mang các con vật đó đến thả ở một nơi càng an toàn càng tốt, một nơi để chúng có thể được sống lâu hơn.

Điểm mấu chốt của phóng sinh là thông qua việc cứu các con vật khỏi bị giết, bạn kéo dài sự sống cho chúng và đương nhiên là cuộc sống của bạn sẽ được kéo dài thêm. Gieo nhân nào thì gặt quả đó. Nếu bạn trồng khoai tây thì mọc lên khoai tây; nếu bạn trồng ớt thì mọc lên cây ớt. Cây nào mọc lên tất nhiên là tùy thuộc vào loại giống mà bạn gieo trồng xuống. Tương tự như vậy, một thiện hạnh bạn đã làm để kéo dài cuộc sống cho các con vật, đương nhiên thiện hạnh đó cũng sẽ kéo dài cuộc sống cho bạn.

Vì phóng sinh là cách thức để ngăn ngừa sự chết oan uổng và kéo dài cuộc sống, nên cách thức này thường rất có lợi khi áp dụng cho trường hợp bệnh nan y, đặc biệt là ung thư. Nhiều người đã áp dụng cách thức này và đã phục hồi bệnh ung thư giai đoạn cuối. Ở chương hai, tôi đã đề cập trường hợp cô Alice bị ung thư và đã phóng sinh hàng ngàn con vật; đó là một trong những cách thức giúp kéo dài cuộc sống của cô.

Nói chung, nếu chúng ta muốn khỏe mạnh và sống lâu trong kiếp này cũng như nhiều kiếp sauchúng ta nên phát nguyện không giết hại các chúng sinh khác. Những cách thực hành khác nữa để kéo dài cuộc sống có thể kể đến như nguyện giữ Tám Giới Đại Thừa và trì tụng một số mật chú có năng lực mãnh liệt. Việc phóng sinh cơ bản là để kéo dài cuộc sống, và việc trì tụng mật chú có tác dụng nhiều hơn trong việc chữa lành bệnh hay để che chở bệnh nhân khỏi bị ám hại bởi ma quỉ, vì trong một vài trường hợpma quỉ ám trở thành điều kiện (duyên) của bệnh. Phóng sinh cũng giống như việc ăn uống theo chế độ đặc biệt để tăng cường sức khỏe, trong khi trì tụng mật chú giống như uống thuốc để diệt vi trùng gây bệnh.

Mặc dù nghi lễ puja hay các pháp khác có thể áp dụng để kéo dài cuộc sống, nhưng phóng sinh là một pháp thực hành đặc biệt hữu hiệu. Việc phụng sự chúng sinh cũng là một cách hữu hiệu. Việc giúp đỡ bệnh nhân bằng cách cung cấp thức ăn uống, quần áo, chỗ ở hay thuốc men cũng tạo nhân kéo dài cuộc sống, cũng giống như việc cho người đang bị đói ăn.

Cách tốt nhất để cứu sống một con vật là bạn có thể tự mình chăm sóc nó. Bằng cách cho các con vật ăn hằng ngày, bạn thực hành Pháp bố thí và tạo ra nhiều thiện nghiệp, nhân của hạnh phúc. Bạn không chỉ mang hạnh phúc đến cho con vật mà còn liên tục tạo nhân cho hạnh phúc của chính mình trong tương lai. Hơn nữa, nếu con vật đó là loài ăn thịt, bạn sẽ giúp ngăn cản việc nó giết hại các con vật khác.

Phóng sinh không chỉ thực hiện vì lợi ích cho bản thân mình. Bạn cũng có thể hồi hướng công đức cho những người trong gia đình hay những người khác. Thực ra, bạn có thể hồi hướng cho tất cả chúng sinh hữu tình. Nếu bạn không có nhiều tiền, cách dễ làm nhất và rẻ nhất là bạn mua giun và phóng sinh chúng. Nếu bạn phóng sinh cá ở sông hồ, có thể chúng sẽ bị cá lớn ăn thịt, trong khi đó, như tôi đã nói, những con giun được thả ra sẽ biến ngay vào lòng đất. Việc phóng sinh cá thường là rất khó trừ phi bạn có thể thả chúng vào những ao hồ đặc biệt không có những kẻ thù trong thiên nhiên làm hại chúng.

Phóng sinh là cách thực hành rất phổ biến trong giới Phật tử người Hoa và thường được tiến hành tại các chùa, đền Trung Hoa. Các ngôi đền ở Singapore, Đài Loan, Hồng Kông thường có hồ lớn đặc biệt được bảo vệ để nuôi rùa. Khi người ta phóng sinh rùa, họ mang rùa đến chùa và thả vào các hồ đó. Du khách đến viếng chùa thường mang cho thực phẩm hoặc chỉ đơn giản là dạo chơi và ném bánh mì hay các loại thức ăn khác cho rùa.

Thực hành phóng sinh với sáu pháp ba-la-mật

Khi việc phóng sinh được thực hiện một cách hoàn hảo thì nó bao gồm cả sáu pháp ba-la-mật: bố thítrì giớinhẫn nhụctinh tấnthiền định và trí tuệ.

Việc thực hành cúng dường hay bố thí có bốn loại: từ ái thí (bố thí tình thương), vô úy thí (giúp chúng sinh khỏi sự sợ hãi), Pháp thí (giảng Pháp), và tài thí (cho tặng tiền bạc hay vật chất).

[Khi thực hành phóng sinhchúng ta tu tập từ ái thí, vì chúng ta không chỉ mong muốn cho các con vật có được hạnh phúc mà còn thực sự đem hạnh phúc đến cho chúng bằng việc cứu thoát chúng.

[Khi thực hành phóng sinhchúng ta thực hành vô úy thí, vì chúng ta ngay tức thì giải thoát chúng khỏi sự sợ hãi bị giết hay bị hãm hại. Vì nghi thức phóng sinh cũng tịnh hóa nghiệp cho các con vật được phóng sinh, nên ta cũng giúp giải thoát chúng khỏi các cảnh giới thấp.

[Khi thực hành phóng sinhchúng ta cũng thực hành Pháp thí khi trì tụng các mật chú có năng lực mãnh liệt để chú nguyện vào nước và sau đó rưới lên các con vật; việc này sẽ đem lợi lạc cho chúng vì tịnh hóa được các nghiệp bất thiện và giúp chúng có sự tái sinh tốt đẹp như ở cõi ngườicõi trời hay cõi Tịnh Độ.

Khi chúng ta cho các con vật được phóng sinh ăn, đó là hình thức bố thí thứ tư, tài thí, tức bố thí vật chất.

[Khi thực hành phóng sinhchúng ta tu tập trì giới vì tránh không làm hại các chúng sinh khác.

[Khi thực hành phóng sinhchúng tatu tập nhẫn nhục theo ba ý nghĩa: sự nhẫn nhục tuyệt đối chỉ nghĩ đến Chánh pháp, sự nhẫn nhục tự nguyện gánh chịu khổ đau [thay cho chúng sinh] và sự nhẫn nhục không giận dữ với người khác hay sinh vật khác vào lúc phóng sinh.

Còn việc kiên trì chịu đựng khó nhọc khi phóng sinh, như đi mua các con vật phóng sinh rồi chuyên chở tới nơi thả chúng, những hành động này thuộc về hạnh tinh tấn.

[Khi thực hành phóng sinhchúng tatu tập thiền định vì khi duy trì sự tỉnh thức về động cơ làm việc phóng sinh sao cho chúng ta không ngừng có những suy nghĩ hiền thiện trong suốt quá trình phóng sinh.

Còn sự tu tập trí tuệ là thấy biết bản thân chúng ta, hành động phóng sinh và các con vật được phóng sinh, tất cả chỉ hoàn toàn là do tâm gán đặt tên gọi.

Những lợi lạc của pháp thí

Điều hết sức quan trọng là chúng ta phải thực hiện việc phóng sinh theo cách thức hữu hiệu nhất – không chỉ là để cho bản thân ta hay một người nào khác sẽ sống lâu hơn, mà là để việc phóng sinh này sẽ thực sự làm lợi lạc cho các con vật. Theo ý nghĩa này thì việc thực hành Pháp thí là cực kỳ quan trọng. Nếu chúng ta chỉ mua các con vật từ nơi chúng sắp bị giết rồi đem thả ở nơi mà sự sống của chúng không còn bị đe dọa, thì chúng ta không mang đến cho chúng được nhiều lợi lạc. Vì không có cơ hội nghe Pháp nên sau khi chết đa số chúng sẽ tái sinh làm súc vật trở lại hay rơi vào các cảnh giới thấp hơn.

Dĩ nhiênviệc làm của ta cũng mang một phần lợi lạc cho chúng vì giúp chúng kéo dài sự sống, nhưng lợi lạc lớn nhất là giúp chúng được nghe trì tụng mật chú và những giáo pháp của đức Phật. Việc tụng đọc các giáo pháp về tánh KhôngBồ-đề tâm và mật chú sẽ để lại chủng tử trong tâm các con vật và bảo đảm rằng trong tương lai chúng sẽ được thân người, sẽ được nghe Pháp và tu tập Pháp, và sẽ thực hành con đường tu tập hướng tới giác ngộ. Việc tụng đọc giáo pháp của Đức Phật cho chúng nghe sẽ không chỉ giúp chấm dứt khổ đau của chúng trong luân hồi, mà còn làm cho chúng có khả năng đạt tới giác ngộ viên mãn. Như vậy chúng ta mang đến cho các con vật điều lợi lạc tối thượng, cứu giúp chúng hoàn toàn thoát khỏi sự khổ đau trong luân hồi cùng với nhân của khổ đau đó. Chính điều này khiến cho việc phóng sinh của chúng ta cực kỳ quý giá, cực kỳ thú vị.

Có rất nhiều câu chuyện cho thấy rõ những lợi lạc từ việc Pháp thí theo cách này. Chẳng hạn, sau khi Đức Phật Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni giảng Pháp cho 500 con thiên nga thì đến kiếp sau tất cả đều trở thành các vị tăng sĩ và A-la-hán. Nói cách khác, chúng hoàn toàn chấm dứt kiếp luân hồi. Một con chim bồ câu đã từng nghe Tôn giả Long Thọ (Ngrjuna) tụng kinh và sau tái sinh làm người, trở thành một vị sư rồi thành một Tôn giảTương tựTôn giả Thế Thân (Vasubandhu) nuôi một con chim bồ câu, từng được nghe Tôn giả tụng kinh. Và trong kiếp sau, con chim bồ câu đó tái sinh làm người, trở thành một nhà sư và đã viết bốn luận giảng về các giáo pháp đã được nghe khi còn là con chim bồ câu trong kiếp trước.

Có một câu chuyện về các thương gia Ấn Độ đang bị nguy khi chiếc tàu của họ sắp bị một con cá mập rất lớn nuốt chửng. Khi các thương gia lớn tiếng tụng bài kệ qui y, con cá liền ngậm miệng lại rồi chết. Sau đó nó tái sinh thành người tên là Shrijata, rồi trở thành nhà sư và tu tập chứng quả A-la-hán. Cũng chính con cá này trong kiếp quá khứ vốn là một con ruồi đã từng đậu trên một đống phân [trôi] nhiễu quanh bảo tháp, nhờ thiện nghiệp này mà kiếp sau nó tái sinh được vào chùa và trở thành một nhà sư.

Câu chuyện Shrijata: Những lợi lạc khi đi nhiễu quanh bảo tháp

Mãi đến lúc đã già, ông Shrijata mới bắt đầu tu tập Pháp, nhưng ông trở thành vị A-la-hán chỉ trong một đời. Khi tám mươi tuổi, ông Shrijata vẫn còn tại gia, nhưng ông chán nản vì gia đình đối xử không tốt. Các đứa trẻ luôn trêu chọc ông. Vào một ngày, ông cảm thấy hoàn toàn thất vọng vì bị trêu chọc quá đáng, nên ông ta nghĩ rằng “Cuộc sống sẽ rất bình an nếu mình rời nhà vào sống trong tu viện.”

Và Shrijata bỏ nhà ra đi xin vào sống trong một tu viện gần nhà, vị Tu viện trưởng là Ngài Xá Lợi Phất, một đệ tử lớn của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni.

Ngài Xá Lợi Phất, bậc trí tuệ siêu việt, muốn biết xem ông lão có căn duyên trở thành nhà sư hay không, nhưng Ngài không thể quán sát thấy được gì cả. Ngài Xá Lợi Phất liền bảo với ông già: “Thông thường ở trong tu viện, các sư đều phải học, nếu không thể học được thì phải quét dọn hay phục vụ các sư khác. Ông thì quá già không học được, cũng không phục vụ người khác được.” Rồi Ngài Xá Lợi Phất từ chối việc xuống tóc xuất gia cho ông lão.

Shrijata rất bức xúc vì bị từ chối. Ông khóc, khóc mãi và đập đầu vào cổng tu viện. Sau một lúc, ông bỏ đi ra đến một công viên gần đó và tiếp tục khóc. Vào lúc này, Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đang ở Ấn Độ. Tâm toàn giác của Đức Phật luôn luôn thấy biết mọi chúng sinh trong bất kỳ lúc nào, nên khi một chúng sinh có nghiệp đúng lúc cần sự dẫn dắt của Ngài thì Ngài lập tức xuất hiện trước mặt với bất kỳ hình tướng nào thích hợp với tâm thức họ, để dẫn dắt họ.

Theo con mắt người thường thì Đức Phật đang ở xa Shrijata, nhưng Ngài lập tức hiện ra trước mặt ông lão và hỏi xem ông ta phiền muộn điều gì. Ông lão kể lại rõ ràng mọi sự, kể cả việc Ngài Xá Lợi Phất đã từ chối không cho ông vào tu việnĐức Phật bảo rằng ông lão quả có căn duyên xuất giaĐức Phật dạy: “Xá Lợi Phất chưa tích lũy đủ hai loại công đức là trí tuệ và phương tiệnTuy nhiên, Ta có đầy đủ hai loại công đức đó và đã thành tựu giác ngộ viên mãn, nên Ta thấy biết ông quả thật có thiện nghiệp trở thành người xuất gia.”

Lời dạy của Đức Phật có nghĩa rằng, dù Ngài Xá Lợi Phất đã là một vị A-la-hán nhưng vẫn còn bị che chướng nên không thể thấy biết được hết các hiện tượng vi tế. Theo nghĩa đen, A-la-hán có nghĩa là “bậc chiến thắng kẻ thù”. Đây không nói đến kẻ thù bên ngoài, mà nói đến đến kẻ thù bên trong, tức các vọng tưởng mê lầm (vô minh) và nhân của chúng, từ đó phát sinh tất cả khổ đau. Khi đã hoàn toàn trừ dứt kẻ thù bên trong, các vị A-la-hán thành tựu hạnh phúc giải thoát tối thượng vĩnh viễn, nhưng vì chưa hoàn tất sự tích lũy hai loại công đức, các Ngài vẫn còn những che chướng vi tế. Mặc dù các Ngài đạt được những chứng ngộ và thần thông không thể nghĩ bàn, nhưng các Ngài không thấy biết hết các hiện tượng vi tế.

Ngược lại, Đức Phật đã hoàn tất hai loại công đức, có nghĩa là Đức Phật đã tịnh hóa hết hai loại che chướng, thành tựu tâm toàn giác, do đó thấy biết hết mọi nghiệp vi tế. Nói cách khác, thiện nghiệp trở thành người xuất gia của ông lão là một thiện nghiệp vi tế mà chỉ có Đức Phật mới thấy biết được.

Đức Phật thấy rằng Shrijata đã tạo được nghiệp trở thành người xuất gia, dù thiện hạnh đó đã được làm ở một nơi xa xôi và vào một thời gian rất lâu trong quá khứ không thể tưởng tượng được. Đức Phật dạy rằng, trong một kiếp quá khứ rất lâu xa, Shrijata là một con ruồi bay quanh cái tháp. Có một giải thích khác là con ruồi đậu trên đống phân bò và đống phân ấy nổi trên mặt nước chảy quanh cái tháp. Lại một giải thích khác nữa là con ruồi bay theo mùi phân bò nằm rải rác chung quanh cái tháp và vì thế đã may mắn hoàn tất được một vòng nhiễu quanh cái tháp.

Cho dù con ruồi chẳng hề biết cái tháp là vật thiêng liêng, hay việc bay quanh cái tháp sẽ là nhân cho sự giải thoát, nhưng việc bay quanh tháp một cách vô ý thức đó đã tịnh hóa được nghiệp và tích lũy công đức, và như vậy đã trở thành nhân cho hạnh phúc. Con ruồi đã hành động hoàn toàn vì tham luyến mùi phân bò. Động cơ của nó hoàn toàn là không phước đứcTuy nhiên, nhờ năng lực của thánh vật (bảo tháp) nên việc bay vòng quanh bảo tháp trở nên có phước đứcĐức Phật dạy rằng, thiện hạnh nhỏ của việc bay quanh tháp đã tạo ra nhân khiến Shrijata trở thành người xuất gia.

Khi Đức Phật quán xét xem ai có mối quan hệ nghiệp với ông lão để có thể chăm sóc dạy bảo ông ta, Ngài biết rằng Mục Kiền Liên, vị A-la-hán thần thông bậc nhất sẽ là thầy của Shrijata. Trong số hai đệ tử lớn của Đức PhậtXá Lợi Phất có trí tuệ bậc nhất và Mục Kiền Liên có thần thông bậc nhất. Để có khả năng dẫn dắt, vị thầy cần có mối liên hệ nghiệp với người học trò. Nếu không có mối liên hệ nghiệp, vị thầy không thể thực sự làm lợi lạc cho học trò được. Và Đức Phật gửi Shrijata đến Ngài Mục Kiền Liên, lúc đó cũng là Tu viện trưởng ở một tu viện khác.

Sau khi Shrijata xuất gia, các tăng sĩ trẻ trong tu viện này lại trêu chọc ông lão, biến ông thành trò cười. Vào một ngày, ông lão bức xúc tột cùng vì bị trêu chọc nên bỏ tu viện ra đi. Ông quyết định nhảy sông tự tử. Ngay lúc đó, Ngài Mục Kiền Liên đi tìm ông lão. Vì không thấy ông trong tu viện, Ngài dùng thần thông quán xét xem ông ta đang ở đâu và thấy được ông lão nhảy sông tự tử. Ngài Mục Kiền Liên sử dụng thần thông xuất hiện tại chỗ và kéo ông lên. Shrijata rất đỗi ngạc nhiên vì ông không hề báo trước cho thầy của mình về ý định tự tử. Ông đã không nói nên lời. Ngài Mục Kiền Liên hỏi lý do thì ông lão đứng lặng thinh, miệng há hốc vì quá kinh ngạcCuối cùng, ông lão hoàn hồn và nói ra lý do thì Ngài Mục Kiền Liên dạy rằng: “Lý do mà ông bỏ tu viện đi tự tử là vì ông chưa có sự chán bỏ luân hồi.” Rồi Ngài Mục Kiền Liên bảo ông lão nắm chéo áo của Ngài, và Ngài cùng với ông lão bay lên bầu trời.

Họ bay qua nhiều biển rộng cho đến khi tới một ngọn núi lớn bằng xương. Họ đáp xuống ngọn núi bằng xương đó và ông lão hỏi thầy: “Những xương này là của ai?” Ngài Mục Kiền Liên trả lời: “Ồ! Những xương này đều là của ông trong đời quá khứ.” Ông lão trước đây từng sinh ra làm một con cá mập [khổng lồ]. Ngay khi nghe thầy nói như vậy, lông trên người Shrijata dựng đứng lên và lập tức phát sinh tâm buông bỏ luân hồiNhận thức được rằng luân hồi có bản chất đau khổ, mọi sự đều vô thường, ông lão phát sinh một quyết tâm dũng mãnh thoát khỏi luân hồithoát khỏi khổ đau và nhân của khổ đau.

Và vì thế, Shrijata đi vào con đường tu tập và trở thành A-la-hán ngay trong đời đó. Mặc dù sau tám mươi tuổi mới bắt đầu tu tập Pháp, nhưng Shrijata không những trở thành tăng sĩ mà còn đạt được quả vị A-la-hán, vượt khỏi vòng sinh diệthoàn toàn tự giải thoát mình khỏi khổ đau của luân hồi. Vị A-la-hán đạt sự giải thoát trọn vẹnthoát khỏi mọi khổ đau và nhân khổ đau, bao gồm cả hạt giống của vọng tưởng mê lầm. Vị A-la-hán an trụ trong trạng thái như vậy nhiều kiếp, cho đến khi Đức Phật thấy đã đến lúc dẫn dắt tâm của vị đó vào con đường Đại thừa. Rồi Đức Phật chiếu các chùm tia sáng từ bàn tay và đọc một câu kệ nào đó cho vị A-la-hán, và như vậy vị A-la-hán đi vào con đường Đại thừa và tu tập để hiện thực hóa con đường Đại thừa, từng bước chấm dứt các ô nhiễm vi tế. Khi tất cả các ô nhiễm vi tế đã hoàn toàn trừ dứt, vị đó thành tựu con đường tu tập và trở nên giác ngộ; và rồi vị đó có thể giác ngộ cho vô số chúng sinh hữu tình khác.

Ông lão này có được khả năng giác ngộ vô số chúng sinh hữu tình là nhờ vào sự giác ngộ của ông ta; sự giác ngộ của ông ta đến từ việc đi vào con đường Đại thừa; việc ông ta đi vào con đường Đại thừa đến từ việc đi vào con đường giải thoát và trở thành một vị A-la-hán, và quả vị A-la-hán đến từ việc ông xuất gia. Và ông ta đã có khả năng trở thành một người xuất gia là nhờ vào nghiệp quả rất vi tế khi còn là con ruồi đã nhiễu quanh cái tháp. Con ruồi không hề biết cái tháp là một thánh vật có khả năng tịnh hóa tâm chúng sinh, nó chỉ vì tham đắm mùi phân bò mà đã bay vòng quanh cái tháp và hoàn tất sự bay nhiễu quanh thánh vật. Tất cả mọi sự phát xuất từ thiện hạnh rất nhỏ do đã bay quanh cái tháp. Mọi sự – mọi thực chứng của năm con đường nối tiếp dẫn đến giải thoát và mọi thực chứng của con đường Đại thừa đưa đến giác ngộ – đều bắt đầu từ thiện nghiệp rất nhỏ mà con ruồi đã tạo ra. Điều này cho thấy bảo tháp, tranh tượng, các bản kinh văn và các thánh vật khác nữa đều có năng lực mang đến những chứng ngộ. Tất cả các thánh vật đều rất lợi lạc trong việc tịnh hóa tâmmang đến mọi thứ hạnh phúc và cuối cùng dẫn đến giác ngộBảo tháp là thánh vật có năng lực mãnh liệt đến nỗi ngay cả một sự đi nhiễu không cố ý quanh đó cũng giúp cho chúng sinh tịnh hóa các nghiệp bất thiện và tích lũy công đức.

Từ đó có thể suy ra rằng, một khi có dụng tâm đi nhiễu quanh bảo tháp với một thái độ tích cực mong muốn làm lợi lạc cho chúng sinh hữu tình thì thiện hạnh đó sẽ có năng lực tích cực rất mãnh liệt. Việc chúng ta đi nhiễu quanh bảo tháp sẽ có được kết quả tốt đẹp lớn lao và nhanh chóng hơn so với việc con ruồi nhiễu quanh tháp hoàn toàn không hiểu biết, không dụng ý tích cực. Mỗi lần nhiễu quanh tháp sẽ mang đến những kết quả không thể nghĩ bàn. Nó không chỉ chữa lành bệnh tật mà còn giúp chúng ta tịnh hóa được các nghiệp chướng trong quá khứ, vốn là nhân của bệnh tật. Ngoài việc giúp chúng ta chữa bệnh một cách triệt đểđi nhiễu quanh tháp còn là nhân cho sự hiện thực hóa toàn bộ con đường tu tập đưa tới hạnh phúc vô song của giác ngộ viên mãn.

Do vậy, một phương pháp thực tiễn để giúp giải thoát các con vật là mang chúng đi nhiễu quanh các thánh vật. Chẳng hạn, bạn mang một thùng chứa một trăm con giun đi nhiễu quanh tháp hay quanh một thánh vật nào khác, cứ đi một vòng thì bạn đã ban tặng món quà lớn nhất là sự giác ngộ đến cho một trăm con giun đó. Nếu bạn mang một ngàn con giun, thì cứ mỗi lần đi vòng quanh bạn mang sự giác ngộ đến cho một ngàn chúng sinh hữu tình từng là mẹ của bạn. Bạn cũng đang giúp giải thoát các chúng sinh này khỏi luân hồi; bạn đang giúp chấm dứt khổ đau luân hồi của họ, một dòng tương tục từ vô thỉ đến nay – điều đáng sợ nhất của khổ đau luân hồi là nó không có điểm khởi đầu. Bạn đang giúp một ngàn chúng sinh hữu tình từng là mẹ của bạn thoát khỏi cõi luân hồi từ vô thỉ này. Bạn cũng đang giúp họ có một tái sinh tốt; bạn đang mang lại sự tái sinh tốt cho hàng trăm hay hàng ngàn đời cho một ngàn chúng sinh hữu tình từng là mẹ của bạn.

Chỉ một lần đi nhiễu quanh các thánh vật có thể tạo ra nhân để có hàng trăm hay hàng ngàn tái sinh tốt, vì nghiệp có tính phát triển – sức phát triển của nghiệp mạnh hơn nhiều so với các hiện tượng vật chất bên ngoài tâm. Một hạt giống nhỏ có thể mọc lên thành một cây to với hàng chục ngàn cành lá, hoa quả, nhưng nghiệp gia tăng thậm chí còn nhiều hơn thế.

Trong nghi thức phóng sinh, việc giúp tịnh hóa [nghiệp của] các con vật bằng cách dùng nước đã chú nguyện là rất tốt, nhưng cũng rất tốt [nếu có thể] mang các con vật đi nhiễu quanh những thánh vật. Bằng cách này, bạn không chỉ giải thoát các con vật khỏi những cảnh giới thấp mà còn mang chúng đến với sự giác ngộ bằng cách giúp chúng tạo ra nhân cho sự giác ngộ.

Lợi ích của mật chú được trì tụng trong lễ phóng sinh

Cho dù những câu chuyện tôi vừa kể về kết quả của các chủng tử có được nhờ việc lắng nghe giáo lý Đức Phật là khó tin đối với đầu óc những người bình thường như chúng ta, nhưng việc trì tụng kinh điển, cầu nguyện và trì tụng mật chú quả thật lợi lạc ngoài sức tưởng tượng. Nếu chúng ta trì tụng các mật chú có năng lực mạnh để tịnh hóa nghiệp xấu thì các con vật được nghe các mật chú đó sẽ không tái sinh vào các cảnh giới thấp nữa.

Chẳng hạn, bất kỳ người hay con vật nào nghe được hồng danh Đức Phật Rinchen Tsug-tor Chen thì sẽ không tái sinh ở các cảnh giới thấp. Nếu người đang hấp hối vẫn còn có khả năng nghe và không bị mất trí, bạn có thể trì tụng lời cầu nguyện đảnh lễ Đức Phật Rinchen Tsug-tor Chen vào tai họ. Nếu họ không còn nghe được nữa, thì bạn có thể xưng tán hồng danh Đức Phật này, hay trì tụng bất kỳ mật chú nào được nêu trong phần thực hành phóng sinh (Chương 18) rồi thổi vào thân họ sau khi tụng xong. Hay bạn có thể thổi vào nước hay vào bột đá có pha dầu thơm rồi rắc nước, rải bột đó lên thân thể họ để tịnh hóa nghiệp bất thiện. Bằng cách này, họ sẽ không tái sinh vào các cảnh giới thấp và có cơ may tái sinh vào cõi tịnh độ của một vị Phật.

Một trong những cách tốt nhất để làm lợi lạc các con vật trong lễ phóng sinh là làm phép chú nguyện (thổi vào nước, bột, nhang, dầu thơm…) sau khi trì tụng các mật chú hiệu lực mạnh như chú Quán Thế Âm, Namgyalma, Luân Xa Như Ý (Wish-granting Wheel) và các mật chú chư Phật khác, xong rảy nước vào các con vật để tịnh hóa nghiệp cho chúng. Các mật chú này có hiệu lực rất mạnh, cho dù bản thân bạn chưa có thực chứng về Bồ-đề tâmtánh Khôngvân vân… hãy trì tụng với niềm tin trọn vẹn và hãy nghĩ rằng bạn đã tịnh hóa được nghiệp bất thiện cho các con vật. Đây là một phương pháp rất cụ thể để giúp giải thoát các con vật khỏi sự khổ đau của các cảnh giới thấp. Một khi nghiệp bất thiện được tịnh hóa, các con vật sẽ không còn bị rơi vào các cảnh giới thấp.

Có vẻ như việc tịnh hóa nghiệp bất thiện của một chúng sinh và làm thay đổi sự tái sinh của họ thật quá dễ dàng! Nhưng trên thực tế, việc này không phải hoàn toàn đơn giản và không phải chúng sinh nào cũng có kết quả tốt. Chúng sinh đó cần phải có nghiệp [tương ứng] đã tới lúc chín mùi để việc này xảy ra và kết quả cũng tùy thuộc vào niềm tin của chúng ta vào mật chúPháp thực hành này có năng lực vì kinh điển của Đức Phật là chân đế và tâm bi mẫn của Đức Phật đối với chúng sinh là không thể nghĩ bàn, nhưng pháp này chỉ có tác dụng nếu chúng sinh đó có được duyên nghiệp thích hợp để nó phát huy tác dụng. Không phải bất kỳ chúng sinh nào khi sắp chết cũng đều có duyên nghiệp với một hành giả chân tu có thể cứu họ thoát khỏi tái sinh vào các cảnh giới thấp hay chuyển di tâm thức vào cõi tịnh độ. Điều này chỉ xảy ra với một số chúng sinh mà thôi.

Lợi lạc của mật chú Quán Thế Âm

Những lợi lạc của việc trì chú Quán Thế ÂmOM MANI PADME HUM, là lớn lao như không gian vô tận. Trong kinh điển có nói rằng việc Đức Phật giảng nói về lợi lạc của mật chú này sẽ không bao giờ có thể cùng tậnDĩ nhiên, những lợi lạc mà bạn nhận được còn tùy thuộc vào mức độ hoàn hảo khi bạn trì chú, và điều này được xác định bởi động cơ [của việc trì chú] cũng như phẩm chất của tâm bạn.

Có mười lăm lợi lạc chính của việc trì tụng chú Quán Thế Âmáp dụng cho cả bản ngắn và bản dài của mật chú. Ngoài hai lợi lạc chính là chữa lành bệnh và che chở chống lại các tác hại khác nhau, việc trì chú Quán Thế Âm còn có các lợi lạc chính khác như sau:

Trong tất cả mọi kiếp tái sinh, bạn sẽ được gặp các vị vua đức hạnh và thành tín.

Bạn sẽ tái sinh vào nơi thiện đức, có Pháp tu tập.

Bạn sẽ hưởng được các duyên lành cho việc tu tập Pháp.

Bạn sẽ luôn gặp được các vị thầy tâm linh.

Bạn sẽ luôn có được thân người hoàn chỉnh.

Tâm bạn sẽ luôn quen thuộc và hòa hợp với con đường tu giác ngộ.

Bạn sẽ không thối chuyển các thệ nguyện của bạn.

Những người chung quanh bạn sẽ hòa hợp với bạn

Bạn sẽ luôn được giàu có.

Bạn sẽ luôn được che chở và được phục vụ.

Tiền bạc tài sản của bạn sẽ không bị mất cắp.

Bạn sẽ đạt được tất cả những gì mong ước.

Bạn sẽ luôn được các vị chư thiên và thiện long thần che chở.

Trong tất cả mọi kiếp tái sinh, bạn sẽ được gặp Phật, nghe Pháp.

Nhờ vào việc nghe Pháp thanh tịnh, bạn sẽ hiện thực hóa tánh Khôngý nghĩa sâu sắc của Pháp.

Kinh điển có nói rằng, bất kỳ ai trì tụng mật chú Quán Thế Âm với tâm bi mẫn đều sẽ nhận được mười lăm lợi lạc này.

Lợi lạc của mật chú Namgyalma

Mật chú Phật Namgyalma, một vị Phật mẫu giúp sống lâu và giúp tịnh hóa, có vô lượng lợi lạcMật chú này có năng lực mãnh liệt đến mức bất kỳ ai nghe được cũng sẽ không bao giờ phải tái sinh vào các cảnh giới thấp nữa.

Có một câu chuyện liên quan đến xuất xứ của mật chú Namgyalma này. Có người con trai tên là Cực Kỳ An Trụ (Extremely Stable One) của một thiên thần nọ thấy biết được rằng sáu kiếp tái sinh sắp tới của ông ta sẽ rơi vào cõi súc sinh thành chó, khỉ, vân vân… Khi sắp chết, các thiên thần có khả năng nhớ được các kiếp quá khứ và thấy được các kiếp tương lai. Trong cõi trời, các thiên nhân có cuộc sống tràn ngập lạc thú và chịu đựng khổ đau vật chất rất ít; tuy nhiên, khi thấy biết rằng sắp phải tái sinh vào các cảnh giới thấp, tinh thần của họ sẽ đau khổ không thể tưởng tượng được.

Khi thần Cực Kỳ An Trụ thấy mình sắp bị tái sinh lần lượt thành sáu loài súc vật khác nhau, ông rất bức xúc và đến gặp thiên vương Đế Thích để hỏi xem mình phải làm gì. Thiên vương Đế Thích khuyên ông nên đến tham vấn Đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Khi ông ta đến, Đức Phật hóa hiện thành hình Bổn tôn Namgyalma và ban mật chú Namgyalma cho ông ta. Thần Cực Kỳ An Trụ trì tụng mỗi ngày sáu lần, và sau bảy ngày ông đã tịnh hóa được tất cả nhân phải tái sinh thành sáu con vật. Mật chú này đã mang lại sự tịnh hóa rất mãnh liệt.

Đức Phật Thích-ca Mâu-ni Phật vì lòng từ bi đã dạy cho bốn vị [Thiên vươngHộ Pháp các lợi lạc sau đây của việc trì chú Namgyalma.

Nếu bạn tắm rửa và thay y phục sạch sẽ, thọ trì tám giới rồi trì tụng mật chú này một ngàn biến, thì dù đang bị nguy hiểm sắp chết, thọ mạng sắp cạn kiệt, bạn vẫn có thể kéo dài mạng sống thêm nữa, các che chướng của bạn có thể được tịnh hóa, và bạn có thể thoát khỏi bệnh tật.

Nếu bạn trì chú vào tai của những con vật, điều này sẽ bảo đảm những con vật đó không còn tái sinh lại cõi súc sinh nữa. Nếu có người nào bị đau rất nặng, bác sĩ không chẩn đoán được bệnh, thì việc trì mật chú Namgyalma như đã mô tả trên đây sẽ làm cho họ khỏi bệnh và sẽ không tái sinh vào các cảnh giới thấp. Sau khi chết họ sẽ vãng sinh Tịnh độ. Đối với loài người, [ai trì chú này] sẽ không bao giờ còn phải tái sinh từ bào thai (thai sinh).

Nếu bạn trì mật chú Namgyalma hai mươi mốt biến rồi thổi vào hạt mù-tạt, xong rải hột mù-tạt lên da hay xương của một chúng sinh đã tạo nhiều ác nghiệp nặng nề và đã chết, chúng sinh đó sẽ lập tức thoát khỏi các cảnh giới thấp và sẽ tái sinh vào cõi cao hơn. Và dù họ đang ở các cảnh giới thấp, tâm thức họ cũng sẽ được tịnh hóa và họ sẽ được tái sinh lên các cõi trời

Nếu chúng ta đặt mật chú này vào trong một bảo tháp hay treo cùng với các lá phướn treo trong nhà hay trên nóc nhà, thì nếu có ai đứng dưới bóng râm của tháp hay dưới các lá phướn đó cũng sẽ không tái sinh vào các cảnh giới thấp. Và khi gió thổi qua tháp, qua các lá phướn hay qua tượng có chứa mật chú Namgyalma rồi tiếp tục thổi qua thân các chúng sinh, thì các nghiệp dữ sẽ bị đọa vào ác đạo của các chúng sinh đó sẽ được tịnh hóa. Do đó, chắc chắn là việc trì mật chú Namgyalma hay gìn giữ chú trong người bạn sẽ có được sự tịnh hóa rất mạnh mẽ.

Lợi lạc của mật chú Luân Xa Như Ý (Wish-Granting Wheel Mantra)

Mật chú Luân Xa Như Ý “OM PADMO USHNISHA VIMALE HUM PHAT” có những lợi lạc không thể nghĩ bàn. Nếu bạn trì tụng mật chú Luân Xa Như Ý bảy biến mỗi ngày, bạn sẽ vãng sinh về một cõi tịnh độ. Việc trì tụng mật chú này rồi thổi lên vải hay lên cây nhang có thể tịnh hóa bạn và các chúng sinh khác. [Cách làm là] trì tụng mật chú, thổi lên cây nhang rồi đốt, khói nhang đó sẽ tịnh hóa được các chúng sinh khác.

Một khi mật chú này được treo ở cửa ra vào thì những ai đi qua bên dưới sẽ được tịnh hóa nghiệp và không bị tái sinh vào các cảnh giới thấp. Ở Tây Tạng, khi có người chết, người ta đặt tờ giấy ghi mật chú này lên xác người chết, như vậy sẽ giúp tịnh hóa nghiệp và ngăn họ khỏi rơi vào các cảnh giới thấp.

Chỉ cần nhớ mật chú này một lần cũng đủ tịnh hóa được ngay cả năm nghiệp vô giánMật chú này giúp ngăn chặn không rơi vào địa ngục A-tỳ – đây là địa ngục có sự đau khổ nặng nề nhất. Bạn sẽ tịnh hóa được tất cả nghiệp bất thiện cùng với các che chướng và sẽ không bao giờ còn rơi vào các cảnh giới thấp. Mật chú cũng giúp bạn nhớ lại các kiếp trước và thấy được các kiếp tương lai. Trì tụng mật chú này bảy lần mỗi ngày sẽ tích lũy công đức nhiều bằng cúng dường chư Phật nhiều như số cát sông Hằng. Và kiếp sau bạn sẽ vãng sinh về một cõi tịnh độ, có thể thành tựu hàng trăm mức định.

Nếu bạn trì tụng mật chú này rồi thổi vào cát và rải cát lên xác chết, thì chúng sinh đó dù đã phá bỏ thệ nguyện và đã rơi vào các cảnh giới thấp cũng sẽ được tái sinh vào cảnh giới cao hơn. Nếu bạn trì tụng mật chú này rồi thổi vào cây nhang hay nước hoa và xức lên người bạn thì ai ngửi được mùi nước hoa hay mùi khói nhang đó sẽ được tịnh hóa nghiệp và có thể trị được bệnh lây nhiễm. Mật chú này cũng có thể giúp bạn đạt được các phẩm tính hoàn hảo của một vị Phật.

Các lợi lạc của mật chú Mitukpa


Bất kỳ ai nghe được mật chú Mitukpa sẽ không bị tái sinh vào các cảnh giới thấp. Nếu bạn trì tụng mật chú Mitukpa một trăm ngàn lần rồi thổi vào cát, nước hay hạt mù tạt, sau đó đem rải chúng lên thân người hay con vật đã chết, thì nếu người hay vật đó đã bị tái sinh vào các cảnh giới thấp cũng lập tức được giải thoát. Ngay cả nếu như tâm thức sau khi chết đã rời khỏi xác và lạc hẳn đến một nơi nào đó, nhưng vì mối quan hệ trước đây với cái xác nên tâm thức đó cũng được tác động. Tất cả việc cần làm là làm sao cho chất liệu đã được chú nguyện chạm vào thân xác. Được như vậy, tâm thức của chúng sinh đã chết đó sẽ được tịnh hóa, thoát khỏi những cảnh giới thấp và tái sinh vào cảnh giới cao hơn.

Nghe được mật chú Mitukpa hay trì tụng mật chú có thể tịnh hóa cho người bị nghiệp nặng, thậm chí tịnh hóa được cho người phạm năm tội vô giánĐơn giản là chỉ cần thấy được mật chú này cũng có thể tịnh hóa được tất cả các nghiệp bất thiện. Nếu bạn viết mật chú Mitukpa lên trên giấy rồi đưa cho người hấp hối xem, như vậy cũng giúp tịnh hóa được tất cả các nghiệp bất thiện của họ.

Lợi lạc của mật chú Kunrig

Kunrig là một Bổn tôn khác nữa cho sự tịnh hóa. Việc nghe hay trì tụng mật chú Kunrig đều cũng sẽ giúp ngăn chặn tái sinh vào các cảnh giới thấp. Ngài Kirti Tsenshab Rinpoche nói rằng ở vùng Amdo (Tây Tạng) dân chúng có thói quen thực hiện đại lễ quán đảnh Kunrig để chuẩn bị cho người hấp hối, nhằm tịnh hóa tất cả nghiệp bất thiện mà người đó đã tạo ra trong suốt cuộc đời.

Lợi lạc của mật chú Bổn tôn Tia Sáng Vô Nhiễm

Trong bản luận về mật chú Bổn Tôn Tia Sáng Vô Nhiễm nói rằng nếu bạn trì tụng mật chú này hai mươi mốt biến rồi thổi vào cát và rải cát lên mộ, người có xương được cát chạm vào nếu đã tái sinh vào các cõi địa ngục sẽ hoàn toàn được giải thoát khỏi địa ngục đó và tái sinh ở cảnh giới cao hơn. Nếu họ được tái sinh cảnh giới cao hơn, họ sẽ đón nhận một trận mưa hoa.

Lợi lạc của mật chú Milarepa

Mật chú Milarepa “OM AH GURU HASA VAJRA SARVA SIDDHI PHALA HUM” có những lợi lạc tương tự như các mật chú trên. Khi trì tụng mật chú này hằng ngày, bạn sẽ được vãng sinh vào cõi tịnh độ của Ngài Milarepa và có khả năng gặp Ngài Milarepa như Ngài đã hứa. Nếu bạn trì tụng mật chú này rồi thổi lên xương hay thịt của chúng sinh mà tâm thức đã tái sinh ở cảnh giới thấp thì họ sẽ được tịnh hóa hết các nghiệp bất thiện và sẽ tái sinh vào một cõi tịnh độ.

Lama Zopa Rinpoche

Nguồn: Giới thiệu về phóng sinh

Lục Đại Tự Minh Chú

Trì tụng minh chú Om mani padme hum [Án ma ni bát di hồng] là một việc rất tốt. Tuy vậy, khi tụng chú cần phải nhớ nghĩ đến ý nghĩa của lời chú, vì sáu âm này mang ý nghĩa thâm sâu quảng đại vô cùng. Âm thứ nhất, OM, là tổng hợp của ba mẫu tự A, U và M, tượng trưng cho thân miệng ý ô nhiễm của người tụng chú, đồng thời cũng tượng trưng cho thân miệng ý thanh tịnh của Phật đà.

Có thể nào chuyển thân miệng ý ô nhiễm thành thân miệng ý thanh tịnh được không? hay đây là hai phạm trù hoàn toàn tách biệt? Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm, mang đủ mọi tánh đức. Thân miệng ý thanh tịnh đến từ sự tách lìa trạng thái ô nhiễm, chuyển hóa ô nhiễm thành thanh tịnh.

Chuyển hóa bằng cách nào? Phương pháp tu được nhắc đến qua bốn âm kế tiếp. MANI [ma ni], nghĩa là ngọc báu, tượng trưng cho phương tiện, là tâm bồ đề, vì chúng sinh mà nguyện mở tâm từ bi, đạt giác ngộ. Cũng như viên ngọc quí có khả năng xóa bỏ cảnh nghèo, tâm bồ đề cũng vậy, có khả năng xóa bỏ sự bần cùng khó khăn trong cõi luân hồi và niết bàn cá nhân. Như ngọc như ý có khả năng chu toàn mọi ước nguyện của chúng sinh, tâm bồ đề cũng vậy, có khả năng chu toàn mọi ước nguyện chúng sinh.

Hai chữ PADME [bát mê], nghĩa là hoa sen, tượng trưng cho trí tuệ. Hoa sen từ bùn mọc lên nhưng lại không ô nhiễm vì bùn. Tương tự như vậy, trí tuệ có khả năng đặt người tu vào vị trí không mâu thuẫn ở những nơi mà người thiếu trí tuệ đều sẽ thấy đầy mâu thuẫn. Có nhiều loại trí tuệ, trí tuệ chứng vô thường, trí tuệ chứng nhân vô ngã (con người không tự có một cách độc lập cố định), trí tuệ chứng tánh không giữa các phạm trù đối kháng (nói cách khác, giữa chủ thể và khách thể) và trí tuệ chứng sự không có tự tánh. Mặc dù có nhiều loại trí tuệ, nhưng chính yếu vẫn là trí tuệ chứng tánh Không.

Trạng thái thanh tịnh có được là nhờ sự kết hợp thuần nhất giữa phương tiện và trí tuệ, được thể hiện qua âm cuối, HUM [hồng]. Âm này ứng vào trạng thái bất nhị, không thể phân chia. Trong hiển thừa, phương tiện và trí tuệ bất nhị có nghĩa là phương tiện ảnh hưởng trí tuệ, và trí tuệ ảnh hưởng phương tiện. Trong mật thừa, sự hợp nhất này ứng vào một niệm tâm thức trong đó phương tiện và trí tuệ đồng loạt hiện hành. Nói về chủng tự của năm vị Thiền Phật, HUM là chủng tự của Bất Động Phật [Akshobhya], sự đứng yên không gì có thể lay chuyển nổi.

Vậy Lục Tự Đại Minh Chú, Om mani padme hum, có nghĩa là dựa vào đường tu kết hợp thuần nhất phương tiện và trí tuệ mà người tu có thể chuyển hóa thân miệng ý ô nhiễm của mình thành thân miệng ý thanh tịnh của Phật. Thường nói người tu không thể tìm Phật ở bên ngoài, tất cả mọi nhân tố dẫn đến giác ngộ đều sẵn có từ bên trong. Đức Di Lạc Từ Tôn có dạy trong bộ Tối Thượng Đại Thừa Mật Luận (Uttaratantra) rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tánh trong tâm. Chúng ta ai cũng mang sẵn trong mình hạt giống thanh tịnh, cốt tủy của Như Lai (Tathatagarbha – Như lai tạng), đó là điều cần nuôi nấng phát triển đến mức tột cùng để bước vào địa vị Phật đà.

Đức Dalai Lama
Việt dịch: Hồng Như
Nguồn: Lục Tự Đại Minh Chú

Giọt nước mắt của Bồ Tát

Chỉ cần nỗ lực hết mình, hướng tới giác ngộ, bằng những thiện hạnh lợi ích chúng sinh, chúng ta sẽ bền bỉ đào luyện để tâm chúng ta trở nên mạnh mẽ, rộng mở, tràn đầy tình yêu thương và lòng từ bi vô điều kiện lợi ích chúng sinh như các Ngài. Chúng ta rất vô minh, về cơ bản chúng ta không hiểu gì về nhân duyên và sự vận hành của vạn pháp. Chúng ta không hiểu về nghiệp, về tính không hay về tự tính chân thật của các Pháp.Lấy thí dụ một câu chuyện như sau. Năm ngoái, chúng tôi có chuyến hành hương tới Bồ Đề Đạo Tràng. Ở một địa danh nhỏ gần Bồ Đề Đạo Tràng, có một tôn tượng Quan Âm Bồ Tát nổi tiếng linh thiêng, được coi là tự thân thị hiện. Mọi người dừng lại chụp ảnh, rồi bỗng nhiên chúng tôi kinh ngạc nhận ra rằng pho tượng đang khóc, từ đôi mắt tượng chảy ra dòng lệ. Điều này thật khó tin, rất nhiều người không tin hay thậm chí không thể hình dung việc một pho tượng bằng đá lại có thể khóc, chuyện này không thể nào có thật. Thế nhưng những ai được chứng kiến thì buộc phải tin, rất nhiều người đã chụp ảnh lại. Rõ ràng không thể nào nhầm lẫn, bởi ai cũng nhìn thấy pho tượng đang chảy nước mắt.

Khi biết tin này, rất nhiều bạn bè và đạo hữu đã hỏi tôi: “Kính thưa Đức Pháp Vương, điều gì đang xảy ra, vì sao lại có hiện tượng đó, kính xin Ngài chỉ dạy cho chúng con. Phải chăng đây là điềm xấu, có thể một bậc Thượng Sư sẽ thị tịch, hoặc có chuyện bất tường sẽ xảy ra tại Bồ Đề Đạo Tràng?”. Tôi trả lời, “Không, chẳng có gì xảy ra, không có thảm họa bất ngờ, chỉ có thảm họa đang diễn ra hàng ngày. Chính cách chúng ta sống trong vô minh, cách hành xử với bản thân và mọi người, gây tổn hại mọi loài, sát hại và ăn thịt chúng sinh, đó mới là thảm họa. Đôi khi, các bậc Đại Bồ Tát nghĩ về những việc này, các Ngài xót thương chúng sinh mà đổ lệ”.

Chúng ta cần thấu hiểu vì sao các Ngài rơi lệ, điều này vô cùng quan trọng, vì đây là thông điệp chúng ta cần thấm nhuần để theo đó trưởng dưỡng tình yêu thương, lòng từ bi và Tâm Bồ Đề. Chúng ta cần tạo ra cuộc cách mạng trong đời sống của mình. Hành giả trên con đường tâm linh cần coi đây là mục tiêu, bởi đây cũng là hạnh nguyện của các bậc Đại Bồ Tát.

Đối với tôi điều này rất rõ ràng. Nhiều năm trước, trong một tự viện của tôi ở Ladakh cũng từng có hiện tượng như vậy và tôi cũng nói như vậy với mọi người. Chư Bồ Tát hẳn rất đau lòng khi thấy chúng ta liên tục tạo vô số nghiệp bất thiện. Mỗi sáng, chúng ta sát hại biết bao chúng sinh, chỉ để lấy thịt, lấy da, lấy lông, lấy xương phục vụ nhu cầu của loài người. Mỗi buổi sáng, chỉ trong vài giờ, hàng triệu, hàng tỷ chúng sinh bị sát hại tàn khốc mà không ai rủ lòng thương. Chẳng ai nói gì, cả chính phủ cũng như các tổ chức tư nhân chẳng hề ý kiến. Chúng ta ăn thịt và lạm dụng loài vật, hành hạ ngược đãi chúng để phục vụ tham muốn của bản thân. Lẽ đương nhiên, trước cảnh này, Chư Bồ Tát nhất định đau lòng rơi lệ.

Chúng ta cũng là chúng sinh, bị vô minh che lấp nên chẳng hề thấy buồn hay xót thương. Khi thấy chúng sinh bị sát hại hay người khác bị tổn thương, thấy các con vật bị ăn thịt hay hành hạ, chúng ta chẳng hề cảm thấy khó chịu. Chừng nào bản thân không bị tổn hại, thì chúng ta chẳng hề nghĩ ngợi. Khi nhìn thấy nghịch cảnh, một số người cảm thấy bất nhẫn, tức là chỉ đau buồn một chút, còn thông thường đa số chúng ta chẳng cảm thấy gì. Chúng ta tảng lờ, tỏ thái độ không hề biết đến, dường như vô cảm trước nỗi khổ của chúng sinh. Chúng ta nghĩ “Ôi, có sao đâu”, thậm chí có những người còn cố chấp nghĩ rằng “các con vật là để giết lấy thịt”, họ có lý do chính đáng để nghĩ và nói rằng các con vật ấy bị giết chẳng có gì đáng bàn. Chúng ta cần thức ăn, cần tẩm bổ thân xác, có người còn cho rằng “đó là món quà Thượng đế ban tặng cho chúng ta thọ dụng”.

Nhưng thử suy nghĩ đơn giản, nếu ngày mai chính chúng ta bị mang đi giết thịt, đúng 6 giờ sáng mai, chúng ta sẽ nghĩ gì, sẽ cảm thấy thế nào? Chính vì bị vô minh che lấp nên chúng ta mới không thể suy nghĩ theo cách đơn giản này. Chư Bồ Tát với tâm tỉnh giác toàn tri, các Ngài biết rõ mọi nỗi khổ của chúng sinh, cả những đau khổ mà chúng sinh không thể tự nhận ra, nên đôi khi các Ngài rơi lệ. Rồi các Ngài đến với cuộc đời trong vô số hóa thân, có thể trong hình tướng tôn tượng, con người, có thể hóa thân thành Thượng sư hay người bình thường, song các Ngài là Bồ Tát, có thể nhậm vận tùy căn cơ để giáo hóa và cứu độ chúng sinh.

Điều quan trọng cần hiểu là chúng ta phải trưởng dưỡng Bồ Đề Tâm. Dù có nghĩ rằng rất khó đạt tới quả vị Bồ Tát, song chúng ta vẫn phải nỗ lực lấy đó làm mục tiêu để hoàn thiện mình. Điều này rất hợp lý, bởi chúng ta đang có đầy đủ thuận duyên, có đầy đủ tiềm năng thành tựu và giác ngộ. Chỉ cần nỗ lực hết mình, hướng tới giác ngộ, bằng những thiện hạnh lợi ích chúng sinh, chúng ta sẽ bền bỉ đào luyện để tâm chúng ta trở nên mạnh mẽ, rộng mở, tràn đầy tình yêu thương và lòng từ bi vô điều kiện lợi ích chúng sinh như các Ngài.

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa

Nguồn: Khai thị về Tứ Niệm Pháp

Hạt cải cho Phật

644108_10151235510114297_2106418632_n - Copy

Năm trăm năm trước công nguyên, Phật Cồ-đàm vị đạo sư thế gian của lịch sử đã sống trên trái đất này và du hành liên tục không biết mệt mỏi từ nơi này qua nơi khác, để tìm gặp được càng nhiều người càng tốt trong thời gian Ngài còn tại thếMột lần nọ có một bà mẹ đến tìm gặp Ngài tại một ngôi đền, khóc lóc thảm thiết. Bà mang đứa con đã chết trên tay và khóc lóc làm cho mọi người động lòng thương xót; ai cũng biết mất con là nỗi đau lớn nhất trên đời. Bà mẹ van xin: “Hãy để tôi gặp Phật Cồ-đàm”, vừa nói vừa gần như ngất lịm vì đau đớn. “Hãy cho tôi gặp Ngài, Ngài sẽ có một phép lạ. Ai cũng nói Ngài có thể cứu con tôi. Hãy để tôi tới Ngài”.

Phật Cồ-đàm cho bà vào gặp ngay. Trước cửa, các Tỳ-kheo đang cầu nguyện cho chúng sinh được giải thoát; sau cánh cửa, vị đạo sư ngồi trong sự an lạc với chính mình và thế gian. Với ánh mắt Phật, Ngài nhìn thi hài tí hon của đứa trẻ rồi nhìn khuôn mặt bà mẹ. Hơi ấm khó tả tỏa ra từ hào quang của Ngài bao trùm căn phòng, Ngài để cho người mẹ tuyệt vọng lấy lại được bình tĩnh, để cho bà sắp xếp được tư tưởng đang rối loạn. Bà đưa cho Phật xem thi hài đứa con rồi gọi: “Con của con đã chết. Con làm sao bây giờ. Bạch Thế Tôn, Ngài hãy giúp con. Hãy cứu nó sống dậy! Ngài là chúa tể của sự sống chết. Hãy cứu chúng con, nó là niềm vui của gia đình. Từ nhiều năm nay, chúng con không mong gì hơn là được đứa con. Bây giờ nó chết vì một thứ bệnh hiểm nghèo. Hãy mang ánh sáng lại trong mắt của nó. Hãy công bằng. Đứa con nhỏ tuổi này chết đi quá sớm”.

Bà van cầu đức Thế Tôn và Phật cứ để như thế cho đến lúc bà im lặng. Ngài nhìn đứa trẻ và đưa tay rờ vầng trán đã lạnh. Cuối cùng Ngài nói: “Hãy nghe ta, hỡi người đàn bà tốt dạ và trung thành. Nàng hãy đi từ nhà này qua nhà khác trong đô thị này và hãy xin một hạt cải của một nhà chưa có ai chết. Hãy mang hạt cải đó về đây và để xem ta có thể làm được gì không”.

Người đàn bà nghe xong mừng rỡ. Bà quỳ dưới chân Phậtcảm tạ bằng cách rờ chân của Ngài. Phật để hai tay trên đầu bà, truyền năng lượng an lạc lên người bà. Với phước lành đó, bà ôm đứa con ra đi. Bà đi suốt ngày trong thành phố, từ nhà này qua nhà khác, và xin hạt cải của tất cả gia đình mà trong đó chưa có người thân nào chết cả. Đi tới đâu, bà cũng kể chuyện thương tâm của mình, kể hoài, nhưng bà không tìm ra một gia đình nào mà chưa từng đối diện với cái chết. Không mệt mỏi, bà vẫn tiếp tục tìm kiếm, chỉ với hy vọng, xin được một vài hạt cải đem về cho Phật, để Ngài cứu sống con mình. Cuối ngày, bà vẫn không tìm ra được hạt nào cả, vì thực tế cái chết đến với tất cả mọi người. Nhiều người xót thương, đề nghị cho bà vài hạt cải, nhưng giấu chuyện trong nhà có người chết. Nhưng người đàn bà nọ không đồng ý, bà không thể lừa dối Phật. Bà chỉ cần tìm ra một gia đình mà trong đó chưa có ai chết cả. Mặt trời đã lặn. Trong ánh sáng cuối ngày, bà đứng đó với thi hài đứa con trên tay, và nghĩ về những câu chuyện hôm nay bà đã được nghe. Bà không có một hạt cải nào cả và bỗng nhận ra rằng, không ai thoát được cái khổ này cả, cái khổ mà trước đó bà nghĩ rằng chỉ mình phải chịu.

“Ta không phải là một ngoại lệ, con ta cũng không phải là người duy nhất phải chết”, lần đầu tiên bà nghĩ thế. “Cái gì có sinh, ắt cái đó có diệt. Đó là điều không thể thay đổi, vì thế ta phải kiếm cái không bao giờ sinh và cũng không bao giờ diệt, phải tìm chân lý trường cửu mà các bậc hiền nhân và đức Phật đang giảng thuyết. Ngài đã đưa ta vào đúng đường”. Bà cảm tạnghiêng mình về hướng Phật đang lưu trú.

Đêm dần buông khi bà về lại đền Phật ở, thi hài đứa con vẫn ở trong tay. Bà mẹ trẻ đó không tìm ra được một hạt cải nào, nhưng được một tri kiến mà bà mang trong lòng như một ngọn lửa bập bùng. Càng tới gần Phật, bà càng cúi đầu. Sau đó bà để đứa con dưới chân Ngài và nói: “Bạch Thế tôn từ bi, con đã hiểu những gì Ngài muốn nói. Cái vô thường thì phải chết, không thể tránh khỏi. Nhờ Ngài, con đã thấy một chút của chân như, cái chân như đó không chết, trong con và trong mọi thứ. Cái chân như đó cũng chính là cái mà đứa con của con đã thấy, ít nhất là trong một chốc ngắn ngủi, trước khi nó tìm kiếm một đời sống khác. Và cái chân như đó, con đã thấy ngay lúc con còn sống. Ánh sáng của tự tính thường hằng là cái duy nhất vĩnh cửu. Và từ nay về sau, con xin dựa vào nó thôi”.

Đức Phật mỉm cười và gật đầu đồng ý, khi người mẹ xin Ngài tiếp dẫn cho thần thức đứa con được sinh vào cõi Phật, trong đó thức người chết được lưu trú trong một giai đoạn, không bị thời gian và không gian lung lạc. Cùng với các tăng sĩ, Phật đặt thi hài đứa trẻ lên một đống lửa và để cho thân cháy, trong lúc tâm của đứa trẻ được đưa về cõi của tự tính, từ đó mà mọi hiện tượng phát sinh”.

Surya Das
Việt dịch: Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Sư tử tuyết bờm xanh

“Tôi không cần gì cả”

32313303_2032585720323706_1350527164574859264_n

Cho dù ngài đến bất cứ nơi nào, Patrul Rinpoche, vị đại sư của phái Đại Thành, luôn luôn nhận được nhiều phẩm vật cúng tặng. Một khi nhận được phẩm vật gì, ngài thường tặng ngay cho các thợ đẽo đá, thợ thủ công, để họ có thể khắc thần chú, xây chùa tháp với các vật đó. Ít ra là họ cũng làm điều gì có ý nghĩa. Patrul Rinpoche thường đọc câu:

“Đối với kẻ nghèo nên rộng rãi,

Đối với kẻ ác nên kiên nhẫn từ bi.

Đối với người đau đớnsợ hãi, nên sẵn sàng giúp đỡ,

Đối với vô minh nên có lòng tha thứ.

Đối với kẻ yếu kém nên có lòng cảm thông,

Đối với những kẻ còn bám víu cuộc đời giả tạm này,

Nên có lòng từ bi vô lượng.”

Học trò của Patrul để ý thấy rằng những lúc bố thí cho ăn xin, xem ra vị đạo sư mình còn vui mừng hơn cả chính người ăn xin. Và họ cũng để ý Patrul thích nghe tiếng kêu van ăn xin hơn cả âm nhạc hay những lời tham vấn lễ độ. Lần nọ một người thợ đẽo đá thất nghiệp, tên Phukop đến gặp Patrul và xin tiền. Patrul bảo: “Khổ thân anh, bây giờ anh hãy nói ‘Tôi không cần tiền’, thì ta sẽ cho anh một số tiền lớn.”

Người nọ nghĩ “Không biết lại trò gì đây!” nhưng không nói ra. Patrul phải nhắc ba lần điều kiện lạ lùng đó thì Phukop mới chịu nói “Tôi không cần tiền.” Sau đó Patrul rút tiền vàng trong túi ra và cho người thợ. Học trò của Patrul rất ngạc nhiên về hành động kỳ quái của thầy. Thường thường thầy mình rất rộng rãibố thí không chút điều kiện, không bỏ một người ăn xin nào. Họ hỏi Patrul hành động đó nhằm mục đích gì, thì vị đạo sư kể câu chuyện như sau:

Có lần một người nọ rất nghèo, đến cúng Phật Cồ-đàm một ít bánh kẹo. Một vị Bà-la-môn ham thức ngọt, nhìn bánh kẹo rồi hỏi xin Phật. Ông ta biết rằng Phật chẳng bao giờ từ chối. Phật trả lời: “Nếu ngươi nói “Cồ-đàm, tôi không cần thứ đồ ngọt này” thì ta cho ngươi hết.” Vị Bà-la-môn nọ vâng lời và được các thứ. Lúc sau, A-nan hỏi Phật về mục đích câu chuyện, Phật nói: “Trong 500 kiếp vừa qua, vị Bà-là-môn đó chưa hề có một lần thấy mình đầy đủ, chưa hề thấy mình không cần gì cả. Vừa rồi đó là lần đầu, có người chỉ cho ông nói câu đơn giản “Tôi không cần…” để làm quen với cảm giác vô sở cầu. Nhờ thế mà lòng tham ái sẽ vơi đi và hạt giống xả bỏ đã được gieo.”

Sau lần đó, nhiều ngày qua không có kẻ ăn xin hay nghệ nhân thiếu thốn nào đến với Patrul cả. Vật phẩm cúng dường chất cao thành đống trong trú xá của Patrul và thực phẩm để lâu ngày cũng không còn tươi ngon. Bỗng nhiên, mặt Patrul tươi lên và nói: “À, bây giờ cả đám sắp đến rồi!”

Quả nhiên vài tiếng sau có bốn năm người thợ đẽo đá đến thăm, Patrul đã soạn sẵn tiền bạc, thực phẩm, và vật dụng nghệ thuật cho họ. “Đây, hãy lấy những gì mà các bạn cần!” Patrul nói trước khi các người đó mở miệng cầu xin.

“Hãy đẽo thần chú lên đá và làm cho cảm hứng các bạn được thành hình,” Patrul nói theo khi các người đó, túi đầy vật phẩm, bắt đầu xuống núi. Sau đó Patrul quay lại nói với học trò: “May quá cũng xong các của cúng dường. Các thứ này nằm ngổn ngang như một thây ma.”

Surya Das
Việt dịch: Nguyễn Tường Bách
Nguồn: Sư tử tuyết bờm xanh

Bài mới nhất

Tán thán Đức Phật Thích Ca

Ngài là Lưỡng Túc Tôn vào lúc đản sinh, ngay trên đại địa bước đi bảy bước, tự tuyên: trong thế gian duy ngã...