CHIA SẺ

C1E20A61-7D1B-4B17-B12B-56DEFD8C2642

Là một vị thầy Phật giáo, tôi thường nhận được những câu hỏi về thiền định và các nguyên tắc Phật giáo sâu xa, chẳng hạn sự khởi lên phụ thuộc và tính Không. Tôi rất hoan hỷ được chia sẻ điều mình biết về những chủ đề này. Nhưng tôi nhận ra rằng người ta hiếm khi hỏi tôi về đạo đức và cách sống một cuộc đời đức hạnh.

Đúng là thiền định đóng vai trò quan trọng trong truyền thống Phật giáo. Không nghi ngờ gì về điều đó. Điều tương tự cũng đúng với việc nghiên cứu các tư tưởng và triết học Phật giáo. Nhưng theo nhiều cách, đạo đức và đức hạnh là nền tảng của con đường Phật giáo.

Đức Phật đã sống một cuộc đời từ ái, khiêm nhường và bi mẫn. Ngài hoàn toàn đại diện cho những giáo lý mà Ngài ban và Tăng đoàn xung quanh Ngài đã nương theo tấm gương của Ngài. Có nhiều lần khi các đệ tử sa ngã và hành xử không thích hợp – đôi lúc khá vui nhộn – nhưng những rắc rối này được sử dụng làm cơ hội để làm sáng tỏ các giá trị quan trọng và cho cộng đồng thấy cách thức sống một cuộc đời đức hạnh. Từ thuở sơ khai của Phật giáo, hành động đạo đức đã là trung tâm của con đường giống như việc thiền địnhnghiên cứu và quán chiếu.

Ngày nay, khi người ta hỏi tôi về đạo đức là lúc những vụ tai tiếng hay tranh cãi xảy ra trong các cộng đồng Phật giáo. Bất chấp tầm quan trọng rõ ràng của bất bạo động và lòng bi mẫn trong truyền thống Phật giáo, nhiều đệ tử không chắc chắn về cách giải quyết những tình trạng này. Tôi có thể thấy tại sao họ trở nên bối rối. Có nhiều truyền thừa và trường phái Phật giáo khác nhau, và thật khó để theo dõi tất cả những giáo lýthực hành và cấu trúc đạo đức khác nhau.

“Chúng ta sử dụng những nguyên tắc bất bạo động và đại bi như thế nào để dẫn dắt bản thân trong các vấn đề quan trọng như tìm ra một vị thầy chân chính và giải quyết những thử thách không thể tránh khỏi khởi lên trong đời sống của một cộng đồng?”

Điều này đặc biệt đúng trong truyền thống Tây Tạng, khi mà chúng ta có ba cách tiếp cận khác nhau – thứ mà chúng ta gọi là Yana – “thừa” – thứ hòa quyện vào với nhau thành một con đường của thực hành Phật giáo. Chúng là thừa Cơ Bản của sự giải thoát cá nhânĐại thừa của lòng bi mẫn lớn lao và Kim Cương thừa của giác tính không thể phá hủy. Sự kết hợp này là một trong những khía cạnh độc đáo và đẹp đẽ của Phật giáo Tây Tạng, nhưng không phải lúc nào nó cũng khiến mọi thứ trở nên đơn giản.

ĐẠO ĐỨC TRONG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG 

Trong Phật giáo Tây Tạng chúng ta thực hành ba thừa cùng nhau và điều đó bao gồm cả thực hành đạo đức. Tôi sẽ làm sáng tỏ điều này.

Nguyên tắc đạo đức căn bản nhất trong thừa của sự giải thoát cá nhân là bất bạo động, hứa nguyện tránh làm hại người khác bằng mọi giá.

Khi chúng ta thêm vào Đại thừachúng ta không quên về bất bạo động, mà tiến thêm một bước với thực hành Bồ đề tâm. Đây là hứa nguyện giúp đỡ mọi chúng sinh đạt giác ngộ hoàn toàn.

Cuối cùngKim Cương thừa đem đến quan niệm về nhận thức thanh tịnh. Trong thực hành Kim Cương thừachúng ta duy trì vững chắc trong bất bạo động và động cơ vị tha của Bồ đề tâm, nhưng có tri kiến thuộc về kết quả. Chúng ta xem mọi người và mọi thứ là hiện thân của giác ngộChúng ta cam kết thấy bản thân, người khác và thế giới xung quanh chúng ta là căn bản thanh tịnhtrọn vẹn và hoàn hảo.

Lý tưởng về nhận thức thanh tịnh này được đại diện trong nguyên tắc của thệ nguyện Samaya, những hứa nguyện chính thức mà một hành giả Kim Cương thừa trung thành. Có nhiều chi tiết về Samaya, nhưng một cách đơn giảntinh túy của Samaya là thực hành nhận thức thanh tịnh với tất cả khả năng.

Nhiều người hiểu sai về Samaya và nghĩ rằng nó chỉ liên quan đến việc thấy vị thầy là một vị Phật, một bậc giác ngộ hoàn toàn. Đó là một phần của Samaya, nhưng nó bỏ qua điểm then chốt. Samaya là về việc thấy mọi người và mọi thứ thông qua thấu kính của nhận thức thanh tịnhMục đích duy nhất của việc thấy vị thầy là Phật là để chúng ta có thể thấy những phẩm tính giác ngộ này trong chính chúng ta, trong người khác và trong thế giới xung quanh chúng ta. Nó là một công cụ giúp chúng ta đạt được sự xác quyết về sự thanh tịnh của bản tính chân thật của bản thân.

Thực hành Kim Cương thừa đặt nền tảng trên những lý tưởng về bất bạo động và đại bi. Không có Kim Cương thừa nào mà không có chúng. Vì thế, làm sao chúng ta sử dụng những nguyên tắc này để dẫn dắt bản thân trong các vấn đề quan trọng như tìm ra một vị thầy chân chính và giải quyết những thách thức không thể tránh khỏi khởi lên trong đời sống của một cộng đồng?

Đức Yongey Mingyur Rinpoche

Nguồn Anh ngữ: https://www.lionsroar.com/treat-everyone-as-the-buddha/.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.