CHIA SẺ

7EB5319D-8907-48AB-864E-4C7B4DE08B05 TÀ KIẾN 

Tà kiến bao gồm quan điểm cho rằng hành động không tạo nghiệp quả, và quan điểm của thuyết vĩnh cửuthuyết hư vô.

Theo quan điểm hành động không tạo nghiệp quả thì thiện hạnh không đem lợi íchác hạnh không gây tổn hại. Quan điểm của thuyết vĩnh cửuhư vô bao gồm tất cả những quan điểm khác nhau của những kẻ ngoại đạo. Mặc dù những tà kiến loại này có thể được chia ra thành ba trăm sáu mươi quan điểm sai lầm, hay sáu mươi hai tà kiến, nhưng tất cả có thể được tóm tắt thành hai phân loại bao gồm chủ nghĩa vĩnh cửuchủ nghĩa hư vô.

Những người theo chủ nghĩa vĩnh cửu tin là có một cái ngã thường hằng và một đấng tạo hóa (tạo lập thế giới) hiện hữu vĩnh cửu bên ngoài ta, chẳng hạn như các vị thần Isvara hay Vishnu. Những người theo thuyết hư vô tin rằng tất cả sự vật hoàn toàn tự phát, không có đời quá khứ hay đời vị lai, không có nghiệp quả, không có tự dogiải thoát. Như có nói trong học thuyết của thần Isvara Sắc Đen:

Mặt trời mọc, nước chảy xuống, 
Hạt đậu xoe tròn, chiều dài đâm tủa và cái bén nhọn của cây gai, 
Vẻ đẹp của con mắt ngũ sắc của đuôi công; 
Chẳng do ai tạo, tất cả đều tự phát một cách tự nhiên

Họ biện luận rằng khi mặt trời mọc ở phương Đông, không ai ở đó làm cho nó mọc. Khi một dòng sông chảy xuống thấp, không ai lèo lái cho nước chảy xuống. Không ai lăn những hạt đậu để làm tất cả những hạt đậu tròn xoe, hay làm cho tất cả các mũi gai thành dài, sắc nhọn, và dựng đứng. Không ai vẽ những con mắt đẹp đẽ nhiều màu trên một đuôi công… Tất cả những sự việc này chỉ là thuần túy như thế, được sinh do những đặc tánh riêng của chúng. Và vì thế mọi sự trong thế gian này dù thoải mái hay khó chịu, xấu hay tốt – mọi hiện tượng đều tự phát một cách hoàn toàn tự nhiên. Không có nghiệp từ quá khứ, không có những đời trước, không có những đời sau.

Nếu cho rằng văn bản của những học thuyết như vậy là chân chínhthuận theo những bản văn ấy, hoặc ngay cả không noi theo nhưng lại suy ngẫm cho rằng lời của Đức Phật, cũng như những giáo huấn của vị Thầy của bạn, hay những trước tác của những nhà luận giảng uyên bác là những lời sai lạc, rồi đâm ra hoài nghi, chỉ trích những lời này, thì tất cả đều được bao gồm trong điều được gọi là tà kiến.

Điều tệ hại nhất trong mười hành động bất thiệnsát sinhtà kiến. Như đã có câu nói rằng:

Không hành vi nào tệ hại hơn việc cướp đi mạng sống của một chúng sinh khác; Trong mười hành vi bất thiện, tà kiến là nặng nề nhất. 

Ngoại trừ chúng sinh trong các địa ngục, không ai không chùn bước trước cái chết hay không ai không coi trọng cuộc đời mình hơn bất kỳ điều gì khác. Thế nên, huỷ diệt một cuộc đời là một hành động cực kỳ bất thiện. Trong Tịnh Ức Diệu Pháp Kinh có nói rằng ta sẽ phải trả lại bất kỳ mạng sống nào ta đã cướp đi bằng năm trăm kiếp sống của riêng ta, và nếu ta giết chết dù chỉ một chúng sinh thì ta sẽ phải trải qua một đại kiếp trong thân trung ấm ở các cõi địa ngục.

Còn tệ hại hơn nữa là trong khi đang thực hiện một việc công đức, chẳng hạn như xây dựng một biểu tượng của Tam Bảo, mà bạn lại làm việc đó như thể đây là một lý do bào chữa để qua đó mà bạn phạm những ác hạnh như sát sinh. Ngài Padampa Sangye đã nói:

Xây dựng pháp bảo hộ trì cho Tam Bảo trong khi gây ra tổn hạiđau khổ 
Là ném đời sau của bạn vào trong gió. 

Cũng là điều sai lầm quấy quá nếu bạn nghĩ rằng bạn đang làm điều đáng ca ngợi khi giết súc vật và dâng cúng thịt và máu của chúng cho các lạt ma được mời tới nhà bạn, hay dâng cúng những món này cho một hội chúng các tu sĩ. Hậu quả của ác nghiệp sẽ xảy tới cho cả người cho lẫn người nhận. Người cho, mặc dù làm việc cung cấp thực phẩm, nhưng đang tạo ra một món cúng dường bất tịnh; và người nhận đang chấp thuận thực phẩm không thích hợp. Bất kỳ kết quả tốt lành nào cũng đều sẽ bị hậu quả tiêu cực lấn át (lợi bất cập hại). Quả thực, trừ khi bạn có khả năng làm hồi sinh các nạn nhân của bạn ngay tại chỗ, còn thì không có tình huống nào mà hành vi sát sinh lại không làm ô uế bạn như là một hành vi bất thiện. Bạn cũng có thể đoan chắc rằng việc ấy sẽ làm tổn hại cuộc đời công hạnh của vị Thầy. Nếu bạn không có khả năng chuyển di tâm thức chúng sinh đến trạng thái cực lạc, thì bạn nên thực hiện mọi nỗ lực để tránh việc cướp đi mạng sống của các chúng sinh ấy.

Nếu bạn có tà kiến, cho dù chỉ trong một khoảnh khắc, điều ấy sẽ phá vỡ tất cả các giới nguyện của bạn và bạn tự loại mình ra khỏi cộng đồng Phật tử. Tà kiến cũng sẽ không cho bạn có được sự tự do khi đang có được thân người trong đời này để thực hành Giáo Pháp. Từ giây phút tâm thức bạn bị những tà kiến làm nhiễm ô, thì ngay cả những việc tốt lành mà bạn làm cũng không dẫn tới được giải thoát và những việc xấu ác bạn đã phạm cũng chẳng thể sám hối được nữa.


Đức Patrul Rinpoche

Việt dịch: Bản dịch việt ngữ đầu tiên do nhóm Longchenpa – Thanh Liên & Tuệ Pháp
Anh dịch: Padmakara Translation Group
Hiệu đính toàn bộ (2008): Tâm Bảo Đàn với sự đóng góp của Từ Bi Hoa
Nguồn: Trích từ tác phẩm Lời vàng của Thầy tôi